Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Tết là mùa di chuyển, người về quê, người đi chơi xa. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian ác mộng đối với những ai mắc chứng say tàu xe. Có người chỉ cần ra đến bến xe, ngửi mùi xe hay thậm chí chỉ… nghĩ đến việc đi xe thôi là đã thấy nôn nao, chóng mặt. Liệu có những cách chống say xe nào để những chuyển đi xa không còn là nỗi ám ảnh?

cach chong say xe
làm sao chống say tàu xe

Tiết lộ những cách chống say xe cứu vãn chuyến đi của bạn

Say xe không phải là “bệnh” nguy hiểm gì nhưng chỉ những người “dính” phải chứng này mới thấu hiểu sự khó chịu và bất tiện của nó. Trước chuyến đi bạn hào hứng bao nhiêu thì bước lên xe ngồi lại khổ sở bấy nhiêu. Ban đầu người sẽ nôn nao, hồi hộp, nhức đầu, nhẹ thì ngủ vật vờ, nặng hơn thì bắt đầu buồn nôn, “nôn thốc nôn tháo” đến khi đau quặn ruột. Ở một số trường hợp nặng, cơn say xe còn bám theo dai dẳng ngay cả khi bạn đã bước xuống xe về nhà, khiến bạn nằm liệt giường cả ngày hôm đó. Đó là lý do có những người quanh năm suốt tháng chỉ ở nhà mà không dám đi đâu xa.

Nguyên nhân gây say xe

Say xe, vì đâu nên nỗi? Hiện tượng chóng mặt khi di chuyển trên các phương tiện giao thông xuất hiện là do sự mâu thuẫn giữa các giác quan. Khi bạn ngồi trong xe, mắt bạn sẽ không cảm nhận được sự di chuyển và báo về não rằng cơ thể bạn đang ngồi yên. Trong khi đó, cơ quan phụ trách cảm giác cân bằng của cơ thể lại báo về một tín hiệu ngược lại răng cơ thể bạn đang di chuyển.

Những tín hiệu mâu thuẫn như vậy khiến cho não bộ nhầm lẫn rằng cơ thể bạn đang gặp phải cảm giác trúng độc, do đó nó tự động tạo ra một phản ứng “chống ngộ độc”, khiến bạn nôn ói, đổ mồ hôi, thở mạnh…

Cách trị say xe hiệu quả

Thay vì ám ảnh và không bao giờ dám bước lên xe, hãy thử những mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tình trạng của bạn. Đây là những phương pháp đã được khoa học chứng minh hiệu quả và đã phát huy tác dụng ở nhiều người say xe kinh niên.

1. Ngủ đủ giấc trước ngày đi

ngu du giacĐây là điều quan trọng bất kể bạn có bị say xe hay không. Trước chuyến đi chúng ta thường nôn nóng, khó ngủ, nhưng bạn nên cố gắng nghỉ ngơi đủ để có một sức khỏe tốt nhất trước giờ khởi hành. Người càng mệt mỏi, càng thiếu ngủ thì càng dễ bị tấn công bởi những cơn say xe.

2. Ăn nhẹ trước khi lên xe

an nheNhiều người sợ nôn ói nên không dám cho gì vào bụng khi đi xe. Nhưng thực tế, việc nhịn đói còn khiến cho tình trạng say xe trở nên trầm trọng hơn. Say xe nên ăn gì? Tốt nhất là bạn nên ăn nhẹ, không ăn nhiều vì sẽ gây nặng bụng, khó tiêu, không ăn những món cay, nhiều chất béo, không uống sữa. Đặc biệt, không mang theo thức ăn nặng mùi khi lên xe.

3. Uống thuốc say xe

uong thuoc chong say xeNếu bạn bị say nặng thì tốt nhất vẫn nên dùng thuốc. Lưu ý là thuốc này cần thời gian để phát huy tác dụng, vì vậy hãy uống trước khi bạn lên xe ít nhất 30 phút. Đừng để đến khi bắt đầu di chuyển hoặc cảm thấy khó chịu rồi mới nhớ đến thuốc, vì khi “chuyện đã rồi” thì uống cũng không để làm gì nữa.

4. Lựa chọn vị trí ngồi

chon vị tri ngoiNếu bạn di chuyển bằng xe khách, hãy tranh thủ mua vé ở phía đầu xe, tốt nhất là bên cạnh tài xế. Đây là vị trí thích hợp nhất dành cho những ai đi xe yếu. Ngồi từ đây, tai và mắt sẽ báo về những tín hiệu đồng bộ hơn, không gây mâu thuẫn cho não bộ dẫn đến cảm giác khó chịu, chóng mặt.

5. Không ngồi gần người say xe

ngoi xa nguoi say xeNếu bạn tự biết thân mình đi xe không được khỏe thì cũng không nên ngồi gần những người say xe khác. Vì khi một người nào đó say xe thì bạn cũng dễ bị “cuốn” theo.

6. Đeo khẩu trang

deo khau trangNếu bạn sợ mùi xe hoặc những mùi khó chịu từ người xung quanh, hãy trang bị cho mình một chiếc khẩu trang mỏng khi ngồi trên xe. Tuy nhiên không nên chọn loại khẩu trang quá to và dày sẽ gây nóng bức, khó thở.

7. Nhìn thẳng phía trước

nhin ve phia truocHãy ngồi thẳng và nhìn về phía trước, tập trung vào những điểm bên ngoài càng xa càng tốt. Tránh đảo mắt, quay qua quay lại quá nhiều, không ngồi ngược hướng xe chạy hoặc ngồi nghiêng qua một bên. Bạn cũng cần tránh nhìn vào những vật gần, chẳng hạn như đọc sách hay bấm điện thoại.

8. Mở cửa sổ

mo cua soĐây là một cách trị say xe nặng rất phổ biến. Không khí bên trong quá ngột ngạt và mùi xe khó chịu cũng là nỗi sợ của không ít người. Mở cửa sổ và hít khí trời sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn nhiều. Nếu bị say xe, hãy ngồi cạnh cửa sổ để dễ tận dụng gió trời. Nếu xe không mở được cửa, bạn hãy chọn ngồi ở nơi có nhiều gió nhất trên xe, chẳng hạn như phía trước xe hoặc nơi có máy điều hòa để có cảm giác thông thoáng.

9. Ngủ nếu có thể

nguNgủ cũng là một cách tốt để quên đi cơn say xe, không phải tự nhiên mà nhiều người thích đi xe giường nằm. Đối với những người sợ hãi đi xe, không gì sung sướng hơn là lên xe ngủ được một giấc, tỉnh dậy đã thấy đến nơi.

10. Dùng gừng hoặc khoai tây

dung gung khoai tayBạn đặt một miếng gừng tươi hoặc khoai tây tươi vào vùng rốn, dùng băng dính để dán chặt vào người khi đi xe. Ngoài ra bạn cũng có thể dán ở huyệt nội quan hoặc ngậm trực tiếp gừng tươi trong miệng nếu bạn không sợ mùi gừng.

11. Dùng bánh mì

dung banh miBánh mì là một món ăn được ưa chuộng khi đi tàu xe. Khi bạn ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra một chất gọi là trypsin, kết hợp với một số axit amin trong bánh mì giúp bình ổn thần kinh. Ngửi mùi bánh mì khi đi xe cũng giúp bạn thấy dễ chịu hơn và đỡ nôn nao.

12. Ngửi mùi vỏ cam, quýt

ngui mui vo camNhiều người mang theo vỏ cam, quýt lên xe như một thứ bùa hộ mệnh, và thứ “bùa” này tỏ ra công hiệu thực sự. Mùi thơm dễ chịu từ tinh dầu cam quýt trong vỏ sẽ khiến bạn thấy thư giãn hơn, không còn cảm thấy buồn nôn. Để tiện hơn bạn có thể dùng một ít vỏ cuộn tròn lại và nhét vào mũi.

13. Bấm huyệt nội quan

bam huyetBấm vào huyệt nội quan trên khớp cổ tay là một cách khắc phục chứng say xe, đây chính là mẹo mà các thầy thuốc Đông y thường áp dụng. Bạn xác định huyệt cần bấm bằng cách khép 3 ngón tay giữa, đặt sát chỉ cổ tay. Huyệt này nằm ở giữa đường gân cẳng tay gần cổ tay. Dùng cách này để đo và xác định đúng vị trí thì bấm huyệt sẽ có hiệu quả.

14. Nói chuyện với những người xung quanh

noi chuyenCố gắng trò chuyện, tương tác với bạn bè hoặc những người cùng đi sẽ tạo cho bạn tâm lý thoải mái, quên đi những căng thẳng, lo lắng khi đi xe. Trong nhiều trường hợp, phương pháp này cho hiệu quả rất tích cực.

15. Đi xe nhiều hơn

di xeĐây là một cách luyện tập chống say xe mà bạn nên áp dụng. Đừng vì sợ say mà không bao giờ dám bước chân lên xe. Thay vào đó, hãy “lấy độc trị độc”, đi xe bất cứ khi nào có thể, tranh thủ đi xe buýt khi đi học, đi làm. Cơ thể bạn sẽ dần quen với trạng thái ở trên xe và sẽ không còn phản ứng dữ dội như trước.

Thực hiện những cách chống say xe trên sẽ giúp chuyến đi của bạn suôn sẻ và hào hứng hơn. Đừng để nỗi sợ làm cản trở niềm đam mê du lịch, đi đây đi đó của bạn.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho những chuyến đi dài suốt nhiều tiếng ngồi trên xe, không có điều kiện ăn uống, bạn nên bổ sung Casein cho cơ thể. Sản phẩm này cung cấp nguồn protein hấp thụ chậm giúp nuôi dưỡng, chống mất cơ trong một thời gian dài, đặc biệt là đối với người tập luyện.

Chia sẻ