Sữa tắm dành cho da bị chàm và viêm da cơ địa làm dịu ngứa rát

Một trong những bước chăm sóc da quan trọng nhất cho người bệnh chàm chính là làm sạch dịu nhẹ bằng một loại sữa tắm dành cho da bị chàm. Nhưng thế nào là một sản phẩm phù hợp, và kết hợp với những phương pháp chăm sóc khác ra sao?

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Những vấn đề về da không chỉ gây đau, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, làm bạn mất tự tin. Trong đó, bệnh chàm là nỗi khổ của không ít người. Chàm xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, với những triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa và rát trên da. Người bị chàm cần chăm sóc da với những sản phẩm đặc biệt có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng và cải thiện tình trạng da. Nếu bạn đang tìm một loại sữa tắm dành cho da bị chàm, các sản phẩm dưới đây chính là sự lựa chọn dành cho bạn.

sua tam danh cho da bi chamGợi ý lựa chọn sữa tắm dành cho da bị chàm 

Nhiều người cho rằng chàm là một bệnh về da của trẻ em, nhưng thực tế số người lớn bị chàm cũng ngày càng tăng. Nếu bạn đang nghi ngờ mình hoặc người thân có dấu hiệu của chàm, hãy tìm hiểu thêm về những thông tin cần thiết dưới đây. 

TÌM HIỂU VỀ BỆNH CHÀM

benh cham la giBệnh chàm là gì? 

Bệnh chàm là tình trạng viêm da, gây mụn nước, đỏ tấy, ngứa rát do cơ thể phản ứng với các tác nhân từ bên ngoài và bên trong. Đối tượng có thể mắc chàm là trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và cả người lớn.

Các loại chàm

  • Viêm da dị ứng: Đây là loại chàm phổ biến nhất, có thể bị trên mặt hoặc cơ thể, xuất hiện ở 10% dân số toàn thế giới
  • Chàm dị ứng tiếp xúc: Da đỏ rát, mưng mủ vì tiếp xúc với một chất nào đó gây phản ứng với hệ miễn dịch
  • Chàm tiếp xúc: Da ngứa rát, nổi đỏ ở vùng tiếp xúc với chất gây dị ứng như bụi, axit…
  • Viêm da thần kinh: Còn gọi là liken hóa, da xuất hiện vảy ở trên đầu, chân, tay, nhìn gần giống như bị côn trùng cắn
  • Chàm đồng tiền: Da hiện lên những đốm kích ứng có hình như đồng tiền, ngứa và dần dần lan rộng ra
  • Chàm tiết bã: Da vàng, có vảy, tập trung ở vùng da đầu, mặt hoặc đôi khi ở những nơi khác
  • Viêm da ứ đọng: Quá trình lưu thông máu gặp vấn đề, gây kích ứng vùng da dưới đầu gối
  • Bệnh tổ đỉa: Da lòng bàn tay, bàn chân nổi các mụn nước, cảm giác ngứa và bỏng rát
  • Viêm da cơ địa: Còn gọi là chàm thể tạng cũng là một dạng rất thường gặp, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi

Nguyên nhân gây bệnh chàm

  • Hiện nguyên nhân chính gây nên chàm vẫn chưa được xác định cụ thể, thường là do gen di truyền hoặc tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường.
  • Những chất kích ứng được cho là làm trầm trọng hơn những dấu hiệu của viêm da dị ứng: Một số loại xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa, sợi len hay sợi nhân tạo, các chất như clo, dung môi, dầu khoáng, bụi, hút thuốc…
  • Bên cạnh đó, các dị nguyên – chất gây dị ứng trong thực phẩm hoặc môi trường cũng có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng: Phấn hoa, lông vật nuôi, mạt bụi, mối mọt, trứng, sữa, đậu phộng, cá, lúa, đậu nành…
  • Tâm trạng căng thẳng, giận dữ, những thay đổi về thời tiết, khí hậu, nhiễm trùng cũng là những yếu tố bạn cần tránh để không làm bệnh trầm trọng hơn.

Dấu hiệu của chàm

Những triệu chứng ban đầu của bệnh này là khô và ngứa da, rồi đến phát ban, nổi mẩn đỏ, đau và sưng tấy, bạn càng gãi thì tình trạng càng tệ hơn và có thể gây hiện tượng rỉ chất lỏng từ chỗ những vết dị ứng. Cuối cùng, những nốt phát ban này sẽ đóng vảy và có xu hướng lan rộng hơn vùng da xung quanh.

Những khu vực thường nổi phát ban là trong nếp gấp khuỷu tay, má, mông, bên trong đầu gối.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM

cach dieu tri benh chamBa bước quan trọng để ngăn chặn tiến triển của bệnh và làm lành những vùng da tổn thương là:

  • Điều trị để giảm thiểu các triệu chứng
  • Hạn chế những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thêm nặng
  • Tạo thói quen chăm sóc da khoa học

Bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và gợi ý lộ trình điều trị phù hợp, đặc biệt là khi sự ngứa ngáy gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày, xuất hiện các vết lở loét, chảy mủ, xước da, phát ban ngày càng rộng, sốt…

Ngoài ra, việc chăm sóc da hằng ngày cũng cần được chú ý. Bạn nên làm sạch và dưỡng da bằng những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, không chứa yếu tố gây kích ứng. Một loại sữa tắm phù hợp có thể giúp quá trình điều trị của bạn nhanh chóng có hiệu quả hơn.

CÁC LOẠI SỮA TẮM CHO NGƯỜI BỊ CHÀM VÀ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Làm sạch da là bước không thể thiếu nếu bạn gặp phải các vấn đề về da. Bí quyết dành cho bạn là hãy tránh xa những loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, hương thơm nồng, chứa nhiều chất tạo màu, tạo mùi. Hãy chọn những loại sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm. Sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng cũng sẽ khiến bạn yên tâm hơn nhiều khi sử dụng.

Lưu ý: Các loại sữa tắm này chỉ giúp làm sạch, không gây kích ứng chứ không có tác dụng điều trị bệnh. Bạn vẫn nên đến bác sĩ đển được kiểm tra và chữa bệnh chàm dứt điểm.

1. Sữa rửa mặt và tắm toàn thân cho da nhạy cảm Sebamed Liquid Face & Body Wash 300ml

Sebamed Liquid Face Body WashLàm sao để bạn biết rằng đâu là một loại sữa tắm cho người bị viêm da? Đó là sản phẩm có thành phần, công thức dịu nhẹ và lành tính. Thành phần của Sebamed Liquid Face & Body Wash không chứa xà phòng và alkali – những tác nhân khiến các triệu chứng của bệnh chàm ngày càng nặng hơn.

Sebamed là một thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Mỹ, nổi tiếng với những sản phẩm chăm sóc cho cả gia đình, phù hợp với mọi loại da. Các loại sữa tắm, sữa rửa mặt của Sebamed được khẳng định có tác dụng làm sạch sâu nhưng không làm mất đi lớp màng axit tự nhiên của da, nuôi dưỡng da sạch khỏe, mềm mượt.

Công dụng nổi bật

  • 2 tác dụng trong 1, vừa là sữa rửa mặt, vừa là sữa tắm
  • Làm sạch nhẹ nhàng, giúp da thông thoáng sâu đến lỗ chân lông chỉ với một lượng nhỏ sản phẩm
  • Độ pH 5.5 cân bằng và không làm mất độ ẩm tự nhiên trên da
  • Thành phần panthenol kích thích tái tạo lớp da mới nhanh hơn, khỏe mạnh hơn
  • Công thức dịu nhẹ phù hợp với làn da nhạy cảm nhất
  • Được chứng nhận da liễu và kiểm nghiệm lâm sàng, phù hợp dùng làm sữa tắm cho người bị viêm da, mụn, chàm, vảy nến, viêm da tiếp xúc cùng các bệnh nấm da khác.

2. Sữa tắm Eucerin PH5 Washlotion dành cho da nhạy cảm (không mùi) – 400ml

Eucerin PH5 WashlotionNhững ai sở hữu làn da nhạy cảm hay từng đến khám ở các bác sĩ da liễu chắc hẳn đã không còn xa lạ với thương hiệu Eucerin. Đây là hãng dược mỹ phẩm của Đức ra đời từ năm 1880, đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.

Công thức pH5 Enzyme Protetction của sản phẩm sữa tắm này không chỉ làm sạch hiệu quả mà còn cải thiện tình trạng của làn da hư tổn, nâng cao khả năng tự bảo vệ. Đặc biệt, sản phẩm này có thể sử dụng được cho cả trẻ em.

Công dụng nổi bật 

  • Sữa tắm cho người bị viêm da cơ địa, dị ứng, lác sữa, rôm sảy ở trẻ em
  • Không chứa hương liệu, không chứa paraben, không chứa xà phòng, độ pH 5 trung tính không gây kích ứng dù là với làn da nhạy cảm nhất
  • Khắc phục vấn đề da khô, dễ tổn thương
  • Dễ hấp thụ đối với làn da non nớt của trẻ em
  • Thích hợp sử dụng cho cả da mặt và toàn thân
  • Sản phẩm chăm sóc dành cho cả gia đình

NHỮNG CÁCH CHĂM SÓC DA BỊ CHÀM KHÁC

cham soc da bi chamNgoài việc sử dụng những loại sữa tắm trị ngứa da và làm sạch dịu nhẹ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
  • Uống thuốc theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ. Các sản phẩm như sữa tắm, kem dưỡng chỉ giúp làm dịu vùng da bị viêm chứ không chữa bệnh dứt điểm.
  • Tắm nước ấm
  • Bạn có thể làm dịu và điều trị các vết chàm bằng một loại tinh dầu thiên nhiên, giúp kháng viêm, giảm nóng rát và đẩy nhanh quá trình làm lành vùng da thương tổn. Tinh dầu trị nấm, chàm, vảy nến Acneem Eczema- Neem Oil Cure sẽ giúp bạn cải thiện hiện tượng ngứa rát do chàm gây nên. Ngoài ra, sản phẩm còn làm giảm mẩn đỏ, làm lành những vết côn trùng cắn, nấm, vảy nến, giời leo, thủy đậu…

  • Đừng quên dưỡng ẩm cho da 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc, đặc biệt là ngay sau khi tắm. Kem dưỡng da mặt chàm khô Eucerin AtoControl Face Cream 12% Omega với thành phần dầu Omega và Licochalcone A tạo cảm giác dễ chịu cho vùng da bị chàm hay viêm da cơ địa, thích hợp để sử dụng hằng ngày.

  • Mặc quần áo bằng vải cotton mềm, mịn và thoáng mát.
  • Ở trong môi trường có nhiệt độ mát mẻ, nhất là vào buổi tối sẽ giúp da bạn thấy dễ chịu hơn, giảm ngứa ngáy.
  • Nếu dùng mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc da khác, hãy chọn mua những loại dành cho da nhạy cảm.
  • Khi cảm thấy ngứa, thay vì gãi, bạn hãy vỗ nhẹ để tránh làm trầy xước da.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Những thực phẩm nên ăn: Dầu cá, dầu hạt lanh, dầu anh thảo, thức ăn giàu vitamin A, B, C, E, uống nhiều nước.
  • Những thực phẩm nên tránh: Hải sản, thức ăn nhiều đạm, nhiều đường và dầu mỡ, rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Những phương pháp chăm sóc và gợi ý chọn mua các loại sữa tắm dành cho da bị chàm trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết nỗi lo của mình. Quan trọng nhất là phải kiên trì và tránh những tác nhân khiến bệnh ngày càng trở nặng.