Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Bỉm là vật dụng quen thuộc với các bà mẹ khi chăm sóc cho con nhỏ. Tuy nhiên bạn không nên xem thường việc sử dụng bỉm cho bé. Có những thói quen của mẹ vô tình làm tổn hại đến sức khỏe con yêu. Cùng xem những sai lầm này là gì nhé!

Một trong những nguyên nhân gây bệnh về da cho con có thể do cách sử dụng bỉm của mẹ. Hãy điểm qua những thói quen sai này và sửa ngay mẹ nhé!

1. Dùng bỉm quá lâu

Đây là một lỗi khá phổ biến của các bậc cha mẹ. Nhiều mẹ quá bận rộn công viejc và lơ là hoặc vô tình quên thay bỉm cho con thường xuyên, hoặc trầm trọng hơn là có một số mẹ lại nghĩ kéo dài thêm chút sẽ đơn tốn bỉm hơn. Tuy nhiên, để trẻ sử dụng bỉm quá lâu sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Đó là chưa kể tới những tác hại của việc mặc bỉm quá lâu.

Các chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyến cáo 1 miếng bỉm của trẻ em nên thay trong vòng 4 tiếng. Những tháng sơ sinh đầu nên thay thường xuyên hơn (2-3 tiếng). Nếu bé đại tiện cần thay ngay. Để bỉm quá lâu không thay cho bé sẽ khiến bé dễ bị viêm nhiễm, hăm tã và rôm sảy.

Cho tre dung bim qua lau

2. Cho con mặc bỉm cả ngày

Vì sự tiện lợi và giúp trẻ thoải mái vận động, nhiều bà mẹ cho con mặc tả 24/24. Điều này rất nguy hiểm, gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là làn da. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.

Hơn nữa, việc cho trẻ dùng bỉm cả ngày sẽ không tập cho trẻ được phản xạ báo cho cha mẹ khi cần khi lúc đã biết nói, trẻ sẽ bài tiết tự động. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

Đặc biệt, đối với bé trai, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

Cho con mac bim ca ngay

3. Sử dụng lại bỉm cũ

Các mẹ thường nghĩ nếu bé chưa tè hoặc ị ra bỉm thì bỉm vẫn sạch. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, điều này có thể khiến làn da của bé bị viêm do những chiếc bỉm “sạch” trước đó đã bị vi khuẩn xâm nhập. Và khi mẹ mặc lại cho bé, vô tình mẹ đã truyền mầm bệnh cho con. Ngoài ra, khi mặc lại những chiếc bỉm cũ, chắc chắn bé sẽ chơi hoặc ngủ không ngoan vì ngứa ngáy, khó chịu.

4. Không chọn bỉm đúng kích cỡ

Mặc bỉm đúng kích cỡ cho bé sẽ khiến bé dễ chịu, ít quấy khóc và vận động dễ dàng hơn. Các mẹ đừng dùng bỉm lớn vì nghĩ bé sẽ thoải mái, việc này không khiến bé cảm thấy dễ chịu mà nếu bé có vệ sinh thì cũng dễ gây tràn, mẹ phải cất công dọn dẹp mệt hơn.

Chon bim khong dung kich co voi be

Đã đến lúc bạn nhận ra những sai lầm của mình để bảo vệ con tốt nhất có thể, còn 4 sai lầm nữa, mẹ xem và tránh xa chúng nhé!

5. Bôi phấn rôm, kem hăm trước khi đóng bỉm

Một số mẹ có thói quen, sử dụng phấn rôm hoặc các loại kem chống hăm, rôm sảy cho bé ở mông, sau đó mới đóng bỉm. Thực tế, cách làm này vô cùng tai hại. Làn da của bé sẽ chịu tổn hại, bí bách ở hai mức độ: kem (phấn) và bỉm. Từ đó, mẹ không những không phòng được hăm tã cho bé mà còn khiến bé bị hăm nặng hơn.

Tốt nhất, sau khi tắm mẹ muốn dùng phấn rôm hoặc kem chống hăm cho bé thì hãy để cho da bé khô hẳn rồi mới đóng bỉm.

Boi kem chong ham ta

6. Đóng bỉm kể cả khi trẻ đã lớn

Ở độ tuổi này trẻ đã nhận thức được nếu cần đi vệ sinh rồi thì bố mẹ tốt nhất không nên đóng bỉm cho trẻ. Ngoài ra, trẻ tuổi này đang rất rất hiếu động, chạy nhảy thường xuyên, hay ra mồ hôi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, đặc biệt là vùng da bị bưng bít bởi bỉm. Do đó, đóng bỉm cho trẻ lớn vừa gây lãng phí tiền bạc, lại gây bất tiện, khó chịu và viêm nhiễm cho trẻ.

Nếu trong đám bạn bè tự khẳng định mình đã lớn bằng việc không phải đóng bỉm nữa thì con nhà bạn lại vẫn phải dùng bỉm ở tuổi mẫu giáo, con sẽ xấu hổ nếu như bị bạn bè trêu.

Dong bim khi tre da lon

7. Đóng bỉm sai cách

Các bé trai và bé gái có cách đóng bỉm và chọn bỉm khác nhau, các mẹ lưu ý để tránh đóng bỉm sai nhé!

– Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nhớ chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

– Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.

Dong bim cho be dung cach

8. Dùng bỉm trần cho con

Trên thị trường có rất nhiều loại bỉm cho con. Tốt nhất các mẹ nên chọn loại bỉm có thương hiệu để đem lại an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đừng vị một phút ham trẻ và tiết kiệm chi phí mà sử dụng các loại bỉm trần không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, nhập nhèm về chất lượng.

Những sản phẩm kém chất lượng có thể khiến con mắc nhiều loại bệnh. Nhẹ thì nổi mẩn, ngứa ngáy, kích ứng da. Nặng thì viêm loét mãn tính, truyền bệnh ngược từ bên ngoài vào trong cơ thể, gây vô sinh, bệnh lâu ngày phát triển thành ung thư da, viêm nhiễm nặng cơ quan sinh dục.

Khong nen dung bim tran kem chat luong

Với 8 sai lầm khi dùng bỉm cho bé đã được chỉ ra trên hy vọng các mẹ sẽ rút thêm được kinh nghiệm khi chăm sóc con để bảo vệ trẻ tốt nhất.

Xem thêm: 15 cách sơ cứu khi bé bị tai nạn bố mẹ nên biết