Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Đối với người luyện tập thể hình, có vô số điều cần quan tâm tới để giúp cơ bắp phát triển tốt, tránh được các chấn thương cũng như luôn giữ sức khỏe ổn định, từ các bài tập, kỹ thuật cho tới chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất. Hôm nay, Khỏe Đẹp mang đến cho bạn định nghĩa ATP là gì và tại sao ATP lại cực kỳ quan trọng đối với những người yêu thích thể hình và gym. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

ATP là gì? Nó có sức mạnh gì ghê gớm?

ATP (hay còn gọi là Adenosine Triphosphate) là nguồn năng lượng giúp cho các cơ bắp và các tế bào trong cơ thể luôn hoạt động, chuyển hóa. ATP là 1 hợp chất giàu năng lượng sinh hóa học để giúp cơ thể phục hồi và sử dụng năng lượng. Năng lượng để phục hồi ATP là bằng cách phân giải 3 dưỡng chất chính: tinh bột, protein và chất béo. Toàn bộ quá trình chuyển hóa ATP thành năng lượng khá phức tạp, nên bạn có thể hiểu sơ qua ở đây:

  • Theo quy trình hóa sinh trong cơ thể, ATP là 1 Adrenine Nucleotide gắn liền với 3 phosphat.
  • Có rất nhiều năng lượng được tích trữ trong mối liên kết giữa nhóm phosphat thứ 2 và thứ 3, có thể được sử dụng để đẩy mạnh các hoạt động hoá học bên trong cơ thể.
  • Khi 1 tế bào cần năng lượng, nó sẽ phá vỡ sợi liên kết này để hình thành adenosine diphosphate (ADP) và 1 phân tử phosphat tự do.
  • Trong 1 số trường hợp, nhóm phosphat thứ 2 có thể bị phá hủy để tạo thành adenosine monophosphate (AMP)
  • Khi 1 tế bào nhận quá mức năng lượng cần thiết, nó sẽ tích trữ năng lượng bằng cách hình thành ATP từ ADP và phosphat.
  • ATP được sử dụng khi xảy ra các hoạt động hóa sinh liên quan tới tình trạng căng cứng cơ bắp. Khi cơ bắp phải làm việc nhiều hơn và nặng hơn, thì càng nhiều ATP sẽ được tiêu thụ và cần phải được thay thế mới để giúp cơ bắp có đủ năng lượng để duy trì phát triển.

Bởi vì ATP rất quan trọng, nên cơ thể cần phải có vài hệ thống khác nhau để tạo ra ATP. Những hệ thống này sẽ hoạt động cùng nhau theo giai đoạn. Có 1 điểm khá thú vị là những dạng bài tập khác nhau sẽ sử dụng những hệ thống khác nhau, vì vậy một người chạy bộ tăng tốc sẽ cần ATP khác hoàn toàn với 1 người chạy marathon.

ATP khởi nguồn từ 3 hệ thống sinh hóa khác nhau trong cơ bắp, theo thứ tự như sau:

  • Hệ năng lượng phosphagen
  • Hệ axit Glycogen-Lactic
  • Hệ năng lượng oxy

Sau khi tìm hiểu kỹ định nghĩa ATP là gì, giờ hãy cùng xem chi tiết 3 hệ thống này là gì và tầm quan trọng của từng cái nhé!

1. Hệ phosphagen

Một tế bào cơ bắp có chứa 1 lượng ATP dự trữ để có thể sử dụng ngay và liền nếu cần, tuy nhiên rất là ít – chỉ đủ để dùng trong khoảng 3 giây mà thôi. Để làm đầy lượng ATP nhanh chóng trở lại, các tế bào cơ chứa 1 hợp chất phosphate năng lượng cao gọi là Creatine Phosphate.

Hệ phosphate này được tách ra khỏi Creatine Phosphatebằng 1 loại enzyme gọi là Creatine Kinase, sau đó giúp chuyển hóa ADP thành ATP.

Tế bào chuyển hóa ATP thành ADP và ngay lập tức phosphagen chuyển hóa ADP ngược lại thành ATP. Khi cơ bắp tiếp tục hoạt động, hàm lượng creatine phosphate bắt đầu giảm sút. Lượng ATP và creatine phosphate được gọi là hệ năng lượng phosphagen, cung cấp năng lượng cho cơ bắp đang hoạt động ở cường độ cao, nhưng chỉ trong 8-10 giây.

2. Hệ Axit Lactic Glycogen

Cơ bắp có dự trữ 1 lượng lớn carbs phức hợp (complex carbohydrates) hay còn gọi là glycogen. Glycogen là 1 chuỗi các phân tử glucose. 1 tế bào cơ tách glycogen thành glucose. Sau đó tế bào cơ này dùng sử dụng hệ trao đổi chất không cần oxy để sản sinh ra ATP và 1 chất phụ gọi là axit lactic từ glucose.

Khoảng 12 phản ứng hóa học xảy ra để tạo ra ATP, vì vậy nó cung cấp ATP chậm hơn so với hệ phosphagen. Hệ này vẫn có thể hoạt động nhanh và sản sinh đủ ATP để sử dụng trong khoảng 90 giây. Hệ này không cần khí oxy, vì thỉnh thoảng nó phối hợp cả tim và phổi.

Năng lượng của hệ lactic hạn chế không phải là vì trự lượng glycogen ít mà do lượng axit lactic sản sinh ra đã làm ức chế các men phân giải glycogen.

Xem thêm: Insulin là gì?

3. Hệ năng lượng oxy

Hệ oxy hóa này sử dụng 2 dưỡng chất chính bao gồm, đường và chất béo nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động căng cứng cơ bắp. Hai dưỡng chất này khác nhau rõ rệt về công suất cũng như dung lượng.

Trong quá trình oxy hóa đường, do có oxy nên axit lactic được sản sinh ra sẽ tiếp tục bị oxy hóa thành khí CO2 và nước.

Dung lượng của hệ oxy hóa đường này tùy thuộc và lượng glycogen tích trữ ở cơ bắp và gan cũng như khả năng tái tạo glucose từ các dưỡng chất khác như axit lactic, axit amin, axit pyuvic… của gan với dung lượng rất lớn.

Trong khi đó, sự phân giải chất béo sẽ sản sinh ra nhiều năng lượng hơn oxy hóa đường. Do lượng mỡ tích tụ trong cơ thể mỗi chúng ta thường rất lớn (khoảng 10-30% khối lượng cơ thể), nên cơ thể hoàn toàn có đủ năng lượng để hoạt động liên tục trong hàng chục gày.

Tốc độ đường và mỡ bị oxy hóa còn tùy thuộc gần như hoàn toàn vào công suất của của các hoạt động cơ bắp được cung cấp đầy đủ khí oxy. Công suất hoạt động càng lớn, mạnh thì tỉ lệ oxy hóa đường càng diễn ra nhiều hơn, nhưng công suất nhỏ thì tỉ lệ oxy hóa mỡ sẽ nhiều hơn.

Qua một số thông tin cơ bản chia sẻ về ATP là gì và tầm quan trọng của nó với người tập thể hình rồi đó. Giờ thì chỉ tùy vào mục tiêu của bạn và tính toán kỹ mà thôi!

Tang co tang suc manh