Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Lần trước chúng ta đã biết rõ 11 lý do bạn nên dùng kem chống nắng, nhưng bạn chưa hề biết cách chọn kem chống nắng cho từng loại da đúng không nào. Vì hiện tại có vô vàn các nhãn hiệu, các chủng loại khác nhau trên thị trường nhưng thật sự chưa có lời giải thích nào rõ ràng và dễ hiểu nhất cho mọi người mua tham khảo. Hôm nay, Khỏe Đẹp sẽ bật mí toàn bộ các cách chọn kem chống nắng tốt và phù hợp nhất cho bạn nhé.

cach chon kem chong nangMua sản phẩm đắt tiền không bằng biết cách chọn kem chống nắng phù hợp với da

Các cô gái chăm chút đến làn da của mình không ai không biết đến tầm quan trọng của kem chống nắng. Ánh nắng mặt trời với tia UV chính là kẻ thù số 1 của làn da. Vậy tiêu chí chọn mua kem chống nắng của bạn là gì? Thay vì mua những sản phẩm thật đắt đỏ, bạn nên chọn loại kem phù hợp với loại da của mình, có thành phần lành tính và không gây kích ứng. Trước tiên, hãy tìm hiểu về những thông tin cơ bản về các sản phẩm chống nắng đã nhé.

Phần 1: Tổng quát về kem chống nắng bạn cần phải hiểu rõ

1. Hiểu rõ chỉ số SPF và PA

SPF (còn gọi là Sun Protection Factor) đo lường khả năng chống tia UVB. SPF càng cao thì thời gian chống nắng càng lâu. Mỗi SPF có thể bảo vệ làn da được 10 phút. Để biết loại kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu thì chỉ cần lấy chỉ số SPF trên hộp nhân với 10.

Ví dụ, SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3 tiếng 20 phút.

Tuy nhiên, không phải độ SPF càng cao thì càng tốt đâu nhé.

PA (còn gọi là Protection Grade of UVA) đo lường khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++ và PA+++, tương ứng với khả năng chống tia UVA yếu (4 tiếng), vừa (8 tiếng) và mạnh (12 tiếng).

cach chon kem chong nang tot nhat chi so SPF PA
Chỉ số SPF và PA rất quan trọng

Vậy để trả lời cho phần đầu tiên của câu hỏi cách chọn kem chống nắng nào tốt thì bạn nên chọn loại kem nào có cả 2 chỉ số SPF và PA nhằm giúp làn da được bảo vệ tốt nhất. Tất cả các kem chống nắng hiện nay đều chống được tia UVB, nhưng không phải loại nào cũng có thể chống được tia UVA nhé. Ví dụ, các sản phẩm chống nắng có khả năng bảo vệ làn da khỏi cả 2 tia UVA và UVB thì trên bao bì sẽ có những thông tin như sau,

  • SPF… PA… (Ví dụ, SPF50 PA+++)
  • UVA/UVB hay UV A/B, thậm chí nếu có UV A/B/C thì tuyệt vời
  • Broad Spectrum hay Full Spectrum (phổ rộng)

Còn nếu khi nào bạn thấy trên bao bì chỉ có chỉ số SPF thì có nghĩa là chỉ chống được tia UVB thôi. Tất nhiên là cũng tốt, vẫn hoàn toàn có thể dùng được nhưng không tốt bằng  cũng như không thể bảo vệ làn da trọn vẹn được.

2. Hiểu rõ tính chất của kem chống nắng

Thông thường các loại kem chống nắng sẽ được chia ra làm 2 loại khác nhau đó là kem chống nắng vật lýkem chống nắng hóa học.

Trước đây chúng ta thường nhận biết qua tên gọi, kem chống nắng vật lý là Sunblock, kem chống nắng hóa học là Sunscreen. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều tên gọi làm nhiễu loạn như sun cream, sun gel, sun milk, sun matte… nên chúng ta cần phải đọc thêm thành phần để nhận biết.

Xem thêm: Kem chống nắng Sunblock và Sunscreen có giống nhau không?

cach chon kem chong nang tot nhat kem vat ly hoa hoc
Sự khác nhau của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng vật lý

  • Nguyên lý hoạt động: Tạo ra 1 lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ lại tia UV, ngăn không cho chúng xuyên qua làn da được. Kem luôn nằm trên bề mặt làn da, không thẩm thấu, hình thành ‘1 lớp áo’ hay ‘1 bức tường’ để phản xạ lại các các tia cực tím. Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là Zinc Oxide và Titanium Dioxide.
  • Ưu điểm: Rất an toàn cho làn da, ít gây kích ứng và bền vững dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nhược điểm: Vì nó tạo 1 lớp màng nên nó sẽ để lại cho bề mặt của bạn 1 lớp trắng xóa giống như mặt chú hề, càng để lâu thì càng cảm thấy bí và rất dễ gây bóng nhờn. Hiện nay, nhờ công nghệ hiện đại của các thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu nên các các loại kem chống nắng thế hệ mới có thành phần vi hạt giúp giải quyết được nhược điểm trên, da mặt bạn không còn trắng xóa như trước mà chỉ còn lại 1 lớp màng trắng mỏng nhẹ. Với những người trang điểm thì có thể che lớp màng trắng này bằng cách dùng loại kem nền nào tốt và phù hợp với làn da nên điều này thật sự không đáng ngại lắm. Tuy nhiên, những người không trang điểm, làn da thì hơi ngăm, thì dùng kem chống nắng vật lý (Sunblock) sẽ làm da mặt của bạn có màu rất là ‘kỳ cục’.

Kem chống nắng hóa học

  • Nguyên lý hoạt động: Tạo ra 1 lớp màng lọc hóa học, có khả năng hấp thu và thẩm thấu các tia UV. Nó sẽ tự xử lý, phân hủy và giải phóng các tia UV trước khi các tia này chuẩn bị gây hại cho làn da của bạn. Thành phần chính của kem chống nắng hóa học là Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone… Cách đơn giản nhất để nhận biết là xem thành phần trên nhãn bao bì xem có thành phần Zinc Oxide và Titanium Dioxide không, nếu không có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì đó là kem chống nắng hóa học.
  • Ưu điểm: Thẩm thấu nhanh vào làn da, không gây bóng nhờn hay trắng xóa làn da
  • Nhược điểm: Không bền vững dưới ánh nắng mặt trời; do đó, cứ sau 2 tiếng thì bạn nên thoa kem lại và phải chờ 15-20 phút để cho kem hấp thụ vào làn da trước khi đi ra nắng.

Phần 2: Hướng dẫn chung cách chọn kem chống nắng tốt nhất

huong dan chon kem chong nang
Nguyên tắc để chọn sản phẩm chuẩn nhất

Dựa trên những kiến thức về kem chống nắng đã được trình bày ở phần 1, dưới đây là một số cách chọn kem chống nắng được tóm gọn và rút ra cho bạn khi tìm mua một sản phẩm giúp bảo vệ làn da mình dưới ánh nắng mặt trời.

  • Chọn kem có chỉ số SPF tối thiểu 30: Hiện nay tất cả sản phẩm có tính chất chống nắng đều mang SPF lớn hơn hoặc bằng 15. Tuy nhiên, nếu bạn phải ra đường thì nên dùng kem có SPF từ 30 trở lên. Sản phẩm có SPF 30 sẽ lọc được khoảng 97% tia UVB, một con số khá an toàn.
  • Không cần chọn SPF quá cao: Kem có SPF cao hơn nghĩa là khả năng bảo vệ tốt hơn, nhưng càng cao thì sự khác biệt càng nhỏ. Trong khi SPF 30 lọc được 97% tia UV, SPF 50 lọc được 98% thì SPF 100 lọc được 99%. Không có sản phẩm nào loại bỏ được tuyệt đối tác hại của ánh nắng. Hơn nữa, SPF càng cao thì chất kem càng gây bí da và khó chịu hơn cho bạn mà thôi. Chỉ số SPF từ 30-50 là mức hợp lý nên chọn.
  • Chọn kem có phổ bảo vệ rộng: Đây là sản phẩm có khả năng chống được cả tia UVA lẫn UVB, có dòng chữ “broad spectrum” hoặc tương tự, giúp bạn ngăn ngừa ung thư da và các vấn đề như đen sạm, lão hóa.
  • Dùng kem chống thấm nước khi đi bơi: Khi đi bơi, tấm biển hay hoạt động ngoài trời, bạn cần dùng những sản phẩm có ghi chú là chống nước để kem không bị trôi. Tuy nhiên, khả năng chống nước cũng có thời gian giới hạn nên bạn vẫn phải thoa lại đều đặn sau đó.
  • Một số vấn đề khác cần chú ý khi chọn mua kem: Ngày sản xuất, hạn sử dụng, thương hiệu có uy tín không, nơi phân phối có đáng tin cậy không, kem có chứa thành phần độc hại dễ gây kích ứng không…

Phần 3: Hướng dẫn cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

cach chon kem chong nang tot nhat tac hai cua UVA UVB
Tác hại khủng khiếp của tia UVA, UVB

Sau khi nắm vững những nguyên tắc chung để chọn được một sản phẩm chống nắng tốt như trên, bạn cần tìm ra loại kem phù hợp với làn da của mình. Mỗi loại da sẽ phù hợp với những thành phần khác nhau. Đây chính là phần quan trọng nhất nhưng cũng là khó nhất. Tuy nhiên, chỉ cần nắm vững những điều dưới đây là bạn sẽ chẳng thấy khó gì nữa.

1. Cách chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm

Một trong những điều bạn cần tạo thói quen đó là đọc nhãn thành phần, đặc biệt là nhận biết 1 số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, thì bạn phải tránh xa các thành phần Oxybenzone và PABA; điều này có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn nói không hay tránh xa kem chống nắng hóa học nhé.

Thường thì các loại kem chống nắng vật lý chứa rất ít các thành phần gây kích ứng cho da, nên có thể coi đây là lựa chọn lý tưởng cho bạn đó nhé.

Để yên tâm hơn, Khỏe Đẹp đã lọc ra cho bạn 8 loại kem chống nắng cho da nhạy cảm tốt nhất hiện nay, bạn chỉ cần lựa chọn 1 trong 8 loại này mà không cần phải suy nghĩ gì cả nếu bạn có làn da dễ kích ứng.

2. Cách chọn kem chống nắng cho da khô

Đối với những chị em có làn da khô, thì cách chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng làn da khô rất dễ bị lão hóa da và nhăn nheo sau khi phơi nắng; do đó, dù có sử dụng kem chống nắng có chứa chất dưỡng da số 1 thế giới và mặc quần áo kín mít thế nào đi chăng nữa thì phải thoa thêm loại kem dưỡng ẩm nào tốt cho da ngay trước khi dùng kem chống nắng nhé.

3. Cách chọn kem chống nắng cho da dầu (nhờn)

cach chon kem chong nang cho da nhon
Các nàng da dầu rất ngại dùng kem chống nắng

Như bạn đã biết làn da dầu thường gây ra cảm giác rất khó chịu, bết dính. Thế mà da dầu còn phải thoa thêm 1 lớp kem dày trên mặt nữa sẽ càng tăng thêm độ nhớt nháp, khiến cho bạn cảm giác khó chịu vô cùng. Đó là còn chưa kể nếu kem có màu trắng hơn màu da thì khi thoa lên, nó sẽ hòa vào lớp dầu tạo loang lổ khiến cho làn da không đều màu, trông càng thảm hại hơn.

Do đó, bạn nên chọn các loại kem chống nắng nào trên bao bì có từ “No Sebum” (không gây bóng nhờn) hay “Oil Free” (không gây dầu nhờn), hay các loại kem chống nắng dạng gel, nước hay xịt để tránh không gây bí da.

Nếu trường hợp bạn đang bị mụn hay làn da quá nhạy cảm thì hãy lựa chọn kem chống nắng hóa học nhờ vào kết cấu mỏng và có thể thẩm thấu vào bên trong làn da nhanh chóng.

Xem ngay 10 kem chống nắng tốt nhất cho da dầu để tìm ra loại phù hợp nhất cho mình nhé.

4. Cách chọn kem chống nắng cho da mụn

Nhìn nhận thì rất khó để chọn đúng loại kem chống nắng phù hợp cho da mụn vì loại da này cần phải hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm hay bí lỗ chân lông.

Bạn cần phải chọn các loại kem có chữ “Non-Comedogneic” (không gây bít lỗ chân lông) ghi trên nhãn, tránh xa hoàn toàn các loại kem chứa chất dẫn xuất, Oxybenzone, múi hương, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng các loại kem nhờn, bóng, dạng gel và thay thế bằng loại kem có kết cấu nhẹ, không dầu.

Với chị em có da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông, thì kem chống nắng vật lý sẽ là lựa chọn tốt nhất.

5. Cách chọn kem chống nắng khi đi bơi

cach chon kem chong nang di bien
Đi bơi hay hoạt động ngoài trời cần kem chống nắng không bị trôi

Khi tiếp xúc với nước thì chắc chắn bạn cũng sẽ cần 1 loại kem chống nắng có khả năng chống nước tốt rồi. Đó là lúc bạn phải chú ý tới những bao bì có dòng chữ “Water Resistant” hay “Water Proof“. Tuy nhiên, khả năng “chống thấm nước” cũng bị giới hạn trong một thời gian nhất định. Chúng thường chỉ có thể chống nước được tối đa 40-60 phút và sau đó bạn phải thoa lại mới đạt hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.

6. Cách chọn sản phẩm chống nắng khi trang điểm

Nếu bạn là người thích trang điểm thì tốt nhất hãy lựa chọn kem chống nắng vật lý để khỏi phải lo lắng cứ sau 2 tiếng phải thoa lại. Mà thoa kem lên trên lớp trang điểm thì trông rất kỳ cục, và bạn cũng không thể cứ 2 tiếng lại phải đi tẩy trang lại, làm sạch lỗ chân lông rồi lại thoa kem chống nắng rồi makeup lại; do đó, kem dạng vật lý là tốt nhất.

Nếu làn da bạn đổ dầu nhờn, và bạn lo lắng như thế sẽ làm giảm hiệu quả của kem chống nắng thì hãy dùng giấy thấm dầu, rồi sau đó phủ lại bằng phấn có độ SPF 15-20 là được. Hiện nay đa số các loại phấn phủ đều có độ SPF trong khoảng đó. Còn nếu làn da của bạn không đổ dầu hay không ra quá nhiều mồ hôi thì cứ để yên như vậy thôi.

Nếu bạn không hay ít khi trang điểm, da có dầu và không thích cảm giác làn da lúc nào cũng bị nhờn bí thì cách chọn kem chống nắng hóa học là tốt nhất. Tuy nhiên, bạn phải nhớ luôn phải bôi lại kem sau 2 tiếng (sau 15 phút để kem thấm vào da rồi mới ra ngoài nắng nhé). Còn nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa, không đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì chẳng sao, có thể bôi lại sau 3-4 tiếng cũng được. Lưu ý, trước khi thoa kem lại, hãy rửa sơ mặt bằng nước sạch, thấm khô nhẹ nhàng rồi mới bôi lại nhé.

Xem thêm: 4 bước tẩy trang đúng cách cho da mặt sạch hoàn toàn

7. Cách chọn kem chống nắng cho da hỗn hợp

cach chon kem chong nang tot nhat thoa kem phu hop
Nào thoa kem thôi các cô gái ơi

Đây chắc chắn là vấn đề của không ít người, như chính người viết bài cũng vậy nè! Những người có da hỗn hợp rất ghét cảm giác bí da khi vào hè nên thường dùng kem chống nắng hóa học, còn mùa đông phải dùng kem chống nắng vật lý. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì kem chống nắng vật lý sẽ an toàn và bền vững cho làn da nhiều hơn.

Chú ý, để đảm bảo tốt nhất và toan toàn nhất, Khỏe Đẹp đã tổng hợp các loại kem chống nắng nào tốt nhất cho làn da của bạn rồi, chỉ cần dựa trên các yếu tố trên và chọn thôi.

Phần 4: Những phương pháp chống nắng khác cho da 

Kem chống nắng là một bước bắt buộc, tuy nhiên bên cạnh đó, bạn cần kết hợp bảo vệ da bằng những cách như:

  • Che chắn: Những loại áo khoác, váy chống nắng, mũ rộng vành, kính râm sẽ là những “vũ khí” đắc lực che chở, nâng niu làn da bạn trước sự tàn phá của ánh nắng gay gắt.
  • Ở trong nhà, bóng râm: Hạn chế ra đường và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đó chính là lúc các tia UV hoạt động mạnh mẽ nhất.
  • Không tự ý tắm nắng: Nhiều bạn nữ ngày nay theo đuổi một làn da ngăm rám nắng khỏe khoắn, nhưng không nên tự ý tắm hay phơi nắng. Những cách này chỉ khiến da bạn nhanh tổn hại, lão hóa và dẫn đến nguy cơ ung thư da mà thôi.

Mong là sau bài viết này các bạn sẽ có trong tay cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho từng loại da và lựa chọn được loại phù hợp nhất với làn da của mình. Hãy dùng kem chống nắng để tự tin tỏa sáng nhé!