Làm thế nào để ngăn ngừa tác hại của việc ngồi nhiều?

Tác hại của việc ngồi nhiều là ảnh hưởng đến cột sống, gây ra hiện tượng đau lưng, đau cổ, vai, gáy. Để khắc phục tình trạng này bạn cần biết 1 số biện pháp

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Một ngày của bạn tiêu tốn hơn phân nửa thời gian cho việc ngồi. Ai cũng biết tác hại của việc ngồi nhiều là ảnh hưởng đến cột sống, gây đau lưng. Vậy có biện pháp nào để hạn chế tác hại của chúng đối với sức khỏe không?

Ngồi nhiều cả ngày bên máy tính do tính chất công việc; ngồi xem tivi, ngồi đọc sách,… đều là ngồi. Có thể thấy đa số thời gian của chúng là dành cho việc ngồi. Ngồi quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chúng ta.

Ngồi nhiều có thể ảnh hưởng đến cơ bắp, làm cho xương yếu gây loãng xương, béo phì, mỡ tích tụ ở vùng bụng; đâu cổ, vai và lưng,…

Khi ngồi, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo ít và máu lưu thông kém. Máu lưu thông chậm ở chân có thể gây ra các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như phù nề, mắt cá chân bị sưng, giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu…. Hơn nữa, ngồi nhiều trước máy tính, thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng không ít đến đôi mắt.

Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia, ngồi nhiều làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ ung thư.

Tuy nhiên bạn không thể hạn chế việc ngồi lâu được với tính chất công việc và lối sống như hiện nay. Hãy cùng KhoeDep.vn tìm hiểu cách khắc phục và ngăn ngừa tác hại của việc ngồi nhiều nhé!

1. Tập Yoga

Tập Yoga có thể chữa đau lưng hiệu quả. Các tư thế Yoga giúp tăng cường sức chịu đựng của cột sống khi phải ngồi nhiều.

Một trong những tư thế Yoga được gọi ý chính là tư thế Cat- Cow. Tư thế này giúp kéo căng phần lưng, và cổ, mang lại sự linh hoạt cho cột sống. Tư thế yoga chữa đau lưng hiệu quả nếu chúng ta thực hiện thường xuyên.

Tu the Yoga cat cow

Thực hiện:

  • Quỳ trên thảm tập, hai tay chống xuống đất
  • Giữ phần tay và chân cố định, từ từ con lưng hướng xuống đất đồng thời cổ hướng lên trần nhà, hít sâu.
  • Tiếp theo thở ra, cong lưng hướng lên  phía trần nhà, hóp bụng, đầu cuối xuống.
  • Liên tục lặp lại động tác ít nhất 10 lần.
  • Thực hiện động tác Yoga này mỗi ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai và những người có vấn đề về lưng nên không thực hành những tư thế yoga.

2. Đi bộ thường xuyên

thuong xuyen di bo

Đi bộ giúp lượng máu lưu thông tốt hơn. Để tránh việc ngồi quá lâu, bạn có thể đứng dậy đi bộ một ít khi cảm thấy mỏi lưng.

Đi bộ rất có ích cho những người mắc bệnh tim mạch. Khi ngồi 1 giờ, bạn cần 10 phút đi bộ để thư giãn cho cơ thể, tăng lưu thông máu đến đùi, chân. Vì vậy sau giờ làm việc, hãy bỏ một ít thời gian tập thể dục cho việc đi bộ nhé!

3. Bài tập với bóng 

Bai tap voi bong

Rất đơn giản, bạn chỉ cần một trái bóng tập và cố gắng ngồi trên bóng. Khi ngồi trên bóng cơ thể bạn sẽ phải cân bằng cho thích hợp. Điều này làm cho cột sống được vận động, giúp giảm đau lưng và ngăn ngừa tác hại của việc ngồi nhiều.

Nên thay đổi vị trí bóng để duy trì sự cân bằng, cột sống được vận động linh hoạt hơn.

4. Bài tập kéo căng cơ thể

Bai tap keo cang

Bài tập này sẽ giúp giảm các cơn đau do việc ngồi lâu, giảm đau vai, cổ. Thường xuyên tập động tác này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hơn nữa còn có thể giúp thư giãn tân trí.

Thực hiện:

  • Đứng thẳng trên thảm tập, chân rộng bằng vai, đầu gối hơi cong
  • Hai tay nắm lại phía sau lưng
  • Hít thở sâu, từ từ duỗi thẳng cánh tay của bạn để căng cơ ngực đồng thời cúi người gập lại như hình
  • Giữ tư thế này trong vài giây, hít thở sâu.
  • Thực hiện động tác khoảng 5-10 phút

5. Ngồi đúng tư thế

Tu the ngoi dung

Ngồi sai tư thế sẽ làm hại đến tủy sống và các khớp xương, vì thế tư thế ngồi rất quan trọng. Những người ở độ tuổi còn trẻ hãy sửa ngay tư thế ngồi để tránh những nguy hại về sau.

Tư thế ngồi đúng:

  • Giữ lưng và cổ của bạn thoải mái, thẳng
  • Giữ vai của bạn thoải mái và khuỷu tay của bạn cong một góc 90 độ
  • Vai không được đưa quá cao hoặc hướng ra phía sau quá
  • Giữ chân thẳng trên sàn nhà, ngón chân chỉ thẳng về phía trước. Đừng bắt chéo chân.
  • Giữ cằm nâng lên và hàm của bạn thoải mái.
  • Không nghiêng về phía trước để nhìn vào máy tính hoặc máy tính xách tay màn hình của bạn hoặc thậm chí trong khi đọc hoặc viết.
  • Mắt nhìn xuống nhưng đừng cúi đầu quá, sẽ gây mỏi cổ.

6. Gối tựa lưng

ghe tua lung

Khi ngồi bạn thường hay có xu hướng khom lưng nên có thể gây áp lực lên vùng cột sống., tình trạng này diễn ra lâu sẽ làm cho bạn mau mỏi lưng hơn. Vì thế hãy lót một tấm đệm tựa hoặc gối để phía sau lưng để đỡ đau nhức hơn.

Tựa lưng sẽ giúp duy trì đường cong cột sống bình thường, giúp bạn ngồi một cách chính xách hơn.

Hãy luôn chuẩn bị một chiếc gối tựa lưng để trong văn phòng làm việc hoặc trong khi lái xe trong nhiều giờ.

7. Bài tập cho cổ

Bai tap cho co

Ngồi trước máy tính trong một thời gian dài sẽ khiến cổ của bạn dễ bị đau. Hãy thử tập bài tập cho cổ dưới đây để cải thiện tình trạng sức khỏe cho cổ nhé!

  • Hãy ngồi thoải mái trên ghế của bạn.
  • Nhẹ nhàng cúi đầu vào phía trước, cằm hướng vào ngực
  • Sau đó, ngửa đầu lên đối mặt với trần nhà
  • Nghiên đầu sang trái, sau đó nhẹ nhàng cúi đầu về trước, phần vai vẫn giữ yên
  • Thực hiện tương tự cho bên phải
  • Ở mỗi động tác bạn giữ 10-15 giây trước khi chuyển tư thế

Hãy nhớ các cách trên và thực hiện thường xuyên để giảm tác hại của việc ngồi nhiều gây ra

 

Thuc pham dinh duong