7 bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa bố mẹ cần chú ý gấp

Mùa lạnh luôn là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh nhất. Các bố mẹ hãy cùng xem 7 loại bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

  • Bạn đang băn khoăn lo lắng vì mỗi lần thời tiết giao mùa là trẻ dễ mắc các bệnh gây khổ sở suốt ngày?
  • Bạn không biết làm thế nào để phòng ngừa trẻ bệnh khi thời tiết lạnh hoặc loại bệnh trẻ đang mắc?
  • Bạn luôn cảm thấy đau lòng và xót con mỗi khi trẻ bị sốt cao, nghẹt mũi hay bị gì đó do thời tiết lạnh?

KhoeDep.vn dám chắc sau khi tìm hiểu 7 loại bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa, các bố mẹ sẽ có cách trị phù hợp!

Theo thông tin từ các bệnh viện trên toàn quốc, đặc biệt là các bệnh viện nhi ở hai thành phố lớn, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, từ giữa tháng 12 và dự kiến trong thời gian sắp tới diễn biến các chứng bệnh liên quan tới đường hô hấp ở trẻ ngày càng diễn biến phức tạp. Tình trạng quá tải bệnh viện đang là vấn đề cần giải quyết cấp bách. Chắc hẳn các bố mẹ đều cảm nhận hiện tại bầu không khí đang có xu hướng lạnh dần và các bạn càng lo cho sức khỏe con trẻ hơn phải không? Chính vì lý do này, KhoeDep.vn xin chia sẻ 7 loại bệnh trẻ thường gặp nhất mỗi khi giao mùa để các bố mẹ, đặc biệt là các cặp đôi mới lên chức cần phải đặc biệt để tâm chú ý nhé.

2
Suyễn

Bệnh suyễn

Đây là một trong những căn bệnh gây mệt mỏi cho cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dễ dị ứng chẳng hạn như hay mắc chàm, nổi mề đay, ngứa ngáy… Điển hình nhất khi trẻ mắc bệnh là chứng khó thở. Việc thở khó khăn làm trẻ luôn có cảm giác bực bội, hai cánh mũi luôn phập phồng để thở, thở khò khè, môi tím, khuôn mặt luôn căng cứng và lo lắng. Thậm chí nhiều trường hợp cấp tính phải nhờ tới cấp cứu khẩn cấp.

3
Viêm Amidan

Bệnh viêm Amidan

Một chứng bệnh khá phổ biến mỗi khi giao mùa làm các bé đau cổ họng rất nhiều. Khi bị viêm amidan cấp, trẻ thường bị sốt cao từ 39-40 độ, họng đau rát, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi, khó nuốt và hay chảy nước miếng nhiều. Bệnh này cần được điều trị sớm tránh để xảy ra các biến chứng khó chữa.

4
Viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản

Tất cả mọi lứa tuổi từ già tới trẻ đều có thể mắc bệnh, đặc biệt bệnh thường đi xuất hiện sau khi thời tiết thay đổi đột ngột, do bạn bị viêm họng hoặc viêm mũi. Hầu hết mọi trường hợp khá nhẹ, thậm chị trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng vẫn chạy chơi đùa giỡn và ăn uống hoàn toàn bình thường. Nhưng các mẹ đừng xem thường nhé. Nếu để bệnh kéo dài quá lâu và không có cách điều trị đúng cách, trẻ rất dễ  chuyển sang biến chứng bội nhiễm vi trùng làm viêm phế quản phối, cực kỳ nguy hiểm.

5
Bệnh viêm VA

Bệnh viêm VA

Triệu chứng thường thấy là trẻ bị sốt cao, chảy nước mũi, ban đầu trong loãng sau vài ngày sẽ chuyển sang nhầy đặc. Đặc biệt một số trường hợp nghẹt kín hai mũi làm trẻ không thở được, làm bức bối, quấy khóc. Hãy tìm cách làm sạch mũi thường xuyên đều đặn trước khi đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên ngành.

6
Viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp

Triệu chứng dễ dàng nhận thấy ở trẻ mắc bệnh là khàn tiếng, đau họng kèm theo sốt (cao). Bệnh này do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Ngoài ra bệnh còn gây đau nhức xương khớp nhiều.

7
Viêm mũi

Bệnh viêm mũi

Mỗi khi thời tiết giao mùa thay đổi, nếu tình cờ thấy mũi trẻ đỏ lên và trẻ hay dùng tay ngoáy mũi hoặc hắt xì nhiều lần thì có khả năng cao trẻ đã bị viêm mũi. Ngoài ra, khi bệnh thân nhiệt sẽ tăng tới 39 độ, ban ngày lừ đừ, ban đêm khó ngủ dễ quấy khóc. Mũi chứa nhiều chất dịch.

8
Cúm cảm mạo

Bệnh cúm và cảm mạo

Đây là một chứng bệnh không nguy hiểm nhưng cũng đủ làm trẻ quấy phá mệt mỏi. Các dấu hiệu thường thấy là nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho và sốt (cao). Điều quan trọng, đây là chứng bệnh của hầu hết các trẻ em mà các bệnh viện nhi phải điều trị vào những thời điểm cuối năm.

Nào đã tới lúc chúng ta cần một chút ánh sáng nơi đường hầm để biết cách phòng và chăm sóc trẻ khi bi bệnh tốt nhất!

Biện pháp phòng bệnh và chăm sóc trẻ khi mắc bệnh

Một trong những lời khuyên đầu tiên KhoeDep.vn xin chia sẻ đó là luôn tìm cách giữ ấm trẻ khi mùa lạnh ùa về, đặc biệt vào buổi sáng và chiều tối. Lưu ý giữ ngực ấm, mặc ấm không bị gió lùa. Ngoài ra chân và tay trẻ phải giữ ấm áp trước khi đi ngủ, không được lạnh quá hay bị ẩm ướt.

Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, các loại vitamin khoáng chất tự nhiên sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Lưu ý nên cho trẻ ăn thức ăn nóng. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn sẽ giúp trẻ tránh nhiễm trùng. Không được cho trẻ bú tay hay ngoáy mũi dễ làm vi khuẩn xâm nhập và lan rộng. Hãy áp dụng đúng những yêu cầu của bác sĩ.

Đừng quên tim ngừa đủ các liều cho trẻ nữa nhé.

Khi bị bệnh, các mẹ nên pha loãng thức ăn để giúp trẻ dễ ăn, hấp thụ đủ nước như súp, cháo, sữa… Lưu ý phải cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết, bột đường, béo, đạm, rau và trái cây. Phân chia phù hợp để tăng độ hấp dẫn cho trẻ. Ngoài ra cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm và sắt từ thịt bò, nước ép trái cây, sữa, trứng, rau xanh, trái cây màu đỏ. Đừng ăn nhiều thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

Nếu trẻ biếng ăn, hãy chia nhỏ bữa thành 8-10/ngày.

Nếu bạn muốn trẻ khỏe mạnh dù thời tiết giao mùa, hãy xem lại 7 bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa nhé!