10 tư thế yoga trị bệnh tiểu đường hiệu quả khoa học chứng minh

Bạn đang muốn trị, kiểm soát hoặc phòng tránh bệnh tiểu đường? Đừng bỏ qua 10 tư thế yoga trị bệnh tiểu đường cực hiệu quả ngay tại nhà dưới đây nhé!

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Với sự gia tăng số lượng người bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, Một trong những nền tảng của việc kiểm soát lượng đường trong máu là tập thể dục thường xuyên và toàn diện. Yoga là một trong những biện pháp cực hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Nhưng trước khi chúng ta thảo luận chi tiết về tác dụng của yoga trị bệnh tiểu đường, bạn nên biết về tầm quan trọng của tập thể dục cho bệnh nhân tiểu đường.

Tập thể dục – chìa khóa để giữ gìn sức khỏe

Tiểu đường xảy ra khi các tế bào máu không đáp ứng đủ lượng insulin được sản xuất trong cơ thể. Khi áp dụng một chế độ tập thể dục thường xuyên, cơ thể bắt đầu phản ứng với insulin, giúp làm giảm lượng đường trong máu. Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là ở tay và chân, nơi mà các bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải vấn đề. Đây là cách tuyệt vời để thư giãn, cả cơ thể và tâm trí, từ đó giúp giữ mức đường huyết ổn định.

Vậy làm thế nào yoga giúp điều trị, kiểm soát và tránh bệnh tiểu đường?

Thực hành yoga thường xuyên giúp giảm mức độ đường trong máu, hạ huyết áp, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Nó cũng làm giảm khả năng biến chứng của bệnh. Căng thẳng là một trong những lý do chính gây bệnh tiểu đường, làm tăng sự bài tiết glucagon (một hormone chịu trách nhiệm cho việc tăng lượng đường trong máu) trong cơ thể. Việc thực hành yoga và một vài phút thiền định có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong tâm trí và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động bất lợi của nó. Điều này giúp giảm lượng glucagon và cải thiện hoạt động của insulin. Bên cạnh đó, thực hành yoga giúp giảm cân và làm chậm quá trình tích tụ chất béo. Vì béo phì là một yếu tố gây bệnh tiểu đường, tập yoga để giữ cho trọng lượng trong tầm kiểm soát.

Hãy cùng KhoeDep.vn tìm hiểu ngay Top 10 tư thế yoga giúp kiểm soát và phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả bạn nhé!

1. Tư thế yoga thở

Yoga tho

Hít thở sâu giúp tăng lượng oxy và cải thiện lưu thông máu, đồng thời giúp làm dịu tâm trí và cung cấp cho các dây thần kinh năng lượng cần thiết.

Cách thực hiện

• Ngồi trên một tấm thảm tập. Gấp chân vào trong hoặc ngồi chéo chân.

• Duỗi thẳng lưng, giữ cằm song song với sàn, đặt tay trên đầu gối với lòng bàn tay hướng lên và nhắm mắt lại.

• Hít sâu và giữ trong 5 tiếng đếm. Thở ra từ từ. Lặp lại quá trình này ít nhất mười lần.

• Một khi bạn đã làm xong, chà xát lòng bàn tay của bạn với nhau tạo nhiệt, và đặt lên đôi mắt, từ từ mở mắt ra và mỉm cười.

2. Tư thế cây cầu

Yoga cai cau

Tư thế này không chỉ giúp kiểm soát  huyết áp mà còn giúp thư giãn tâm trí, cải thiện tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, thư giãn cổ và cột sống.

Cách thực hiện

  • Nằm phẳng trên thảm tập yoga
  • Thở ra và đẩy thân lên khỏi sàn với điểm tựa là bàn chân
  • Nâng cao cơ thể lên trong khi cổ và đầu vẫn giữ nguyên trên thảm
  • Có thể sử dụng bàn tay để hỗ trợ thêm
  • Nếu linh hoạt, bạn có thể nắm chặt ngón tay ngay dưới phần hông giúp cơ thể căng thêm
  • Điều quan trọng ở đây là không gắng quá sức hoặc làm tổn thương chính mình trong khi làm tư thế này.

Lưu ý: Tránh làm tư thế này, nếu bạn có chấn thương ở cổ hoặc lưng.

3. Tư thế yoga đứa trẻ

Yoga dua tre

Được biết đến khá khéo léo như tư thế của đứa trẻ này là một tư thế giúp giảm căng thẳng hiệu quả tuyệ. Nó giúp thư giãn hông, đùi và mắt cá chân, làm dịu tâm trí và giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đây cũng là phương thuốc tuyệt vời trị đau lưng với những người phải thường xuyên ngồi làm việc nhiều giờ đồng hồ.

Cách thực hiện

  • Ngồi trên sàn dồn toàn bộ trọng lượng lên trên đầu gối. Sau đó, hãy ngồi trên gót chân của bạn.
  • Gập người về phía trước sao cho bụng đặt trên đùi, duỗi cánh tay thẳng về phía trước
  • Có thể để trán chạm sàn nhà. Điều này có thể đòi hỏi sự linh hoạt, do đó, không đẩy cơ thể vượt quá giới hạn của nó. Luyện tập sau một thời gian bạn sẽ dễ dàng thích nghi với tư thế này.
  • Đây là một tư thế nghỉ ngơi, do đó nên giữ hơi thở với tốc độ bình thường.Giữ tư thế này trong 3-5 phút.

Lưu ý: Nếu đang mang thai, chấn thương đầu gối hoặc bị tiêu chảy không thực hiện tư thế này.

Tham khảo thêm: 10 nguyên tắc vàng khi tập yoga bạn cần thuộc nằm lòng

4. Tư thế yoga ngồi kiểu nhật

Yoga ngoi kieu nhat

Đây là một tư thế đơn giản và hiệu quả để thư giãn tâm trí, cải thiện tiêu hóa và mát xa kanda. Theo nguyên tắc Ayurvedic, kanda là một điểm cách 30 cm  phía trên hậu môn đây là điểm hội tụ hơn 72.000 dây thần kinh.

Cách thực hiện

  • Quỳ xuống trên tấm thảm, nhẹ nhàng đặt mông trên gót chân. Điều quan trọng cần lưu ý là gót chân ở ngay hai bên hậu môn.
  • Đặt cả hai lòng bàn tay trên đầu gối, hướng xuống dưới. Nhắm mắt và hít thở thật sâu và đều.

5. Tư thế yoga đứng bằng vai

Yoga dung bang vai

Tư thế này giúp điều tiết hoạt động của tuyến giáp – chịu trách nhiệm cho các hoạt động của toàn bộ cơ thể bao gồm hệ thống tiêu hóa, thần kinh, sinh sản, điều tiết sự trao đổi chất và hệ thống hô hấp. Bên cạnh đó, giúp nuôi dưỡng xương sống với nguồn cung cấp máu và oxy, giúp đánh bại các rối loạn hệ thần kinh, và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Cách thực hiện

  • Nằm trên thảm tập , hai chân mở rộng hướng ra phía ngoài
  • Từ từ nâng chân và gập đầu gối hoặc nâng thẳng làm cách bạn thấy thoải mái
  • Đặt lòng bàn tay dọc theo lưng và hông để hỗ trợ, và nâng cao cơ thể
  • Dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên vai. Hãy luôn thở chậm và gập cằm vào lồng ngực.
  • Khuỷu tay chạm sàn để hỗ trợ lưng. Giữ tư thế này càng lâu càng tốt
  • Khi thấy mỏi hoặc đau hãy trở về tư thế nằm, từ từ hạ thấp cơ thể.

Lưu ý: Không áp dụng tư thế này nếu đang bị chấn thương ở cổ hay bất cứ chấn thương nào trên cơ thể. Nếubị huyết áp cao cần tập dưới sự giám sát của huấn luyện viên yoga.

6. Tư thế yoga cái cày

Yoga cai cay

Đây là tư thế rất tốt cho những người ngồi hàng giờ dài và có tư thế xấu, giúp kích thích tuyến giáp, tuyến cận giáp, phổi và các cơ quan bụng, cải thiện tiêu hóa và giữ cho lượng hormon trong tầm kiểm soát.

Cách thực hiện

  • Nằm phẳng trên sàn nhà với đôi chân duỗi thẳng. Đặt cánh tay bên cạnh và gập đầu gối để bàn chân phẳng trên sàn nhà.
  • Bây giờ, từ từ nâng chân từ phần hông. Đặt tay lên hông khi nâng cao và sử dụng bàn tay để hỗ trợ.
  • Bây giờ từ từ uốn gập toàn bộ chân và cố gắng chạm sàn phía sau đầu với ngón chân và thẳng tay để phẳng trên sàn nhà.
  • Thở ra trong khi đưa chân lên lên. Để trở về tư thế  nằm nhẹ nhàng trên sàn nhà, hít vào khi đặt chân xuống xuống. Không làm rơi chân xuống đột ngột.

Lưu ý: Nếu bạn bị gan hoặc lá lách rối loạn, tăng huyết áp, bệnh tiêu chảy, đang có kinh nguyệt hoặc bị chấn thương cổ, tránh làm tư thế này

Tham khảo thêm: 24 tư thế yoga giúp giảm cân nhanh và thần kỳ nhất

7. Tư thế yoga hình cánh buồm

Yoga canh buom

Tư thế này rất tốt để tăng cường cột sống, kích thích các cơ quan sinh sản, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau bụng kinh và táo bón.

Cách thực hiện

  • Nằm úp bụng trên thảm, châm mở rộng, tay để dọc theo hông
  • Gập đầu gối của bạn và dùng hai tay giữ mắt cá chân. Hít vào, nâng ngực lên khỏi mặt đất và kéo chân lên và ngược lại.
  • Nhìn thẳng về phía trước với một nụ cười trên khuôn mặt. Giữ tư thế ổn định trong khi chú ý đến hơi thở.
  • Tiếp tục thở dài sâu như bạn thư giãn trong tư thế này. Nhưng không di chuyển!
  • Đừng làm quá căng gây đau nhứt, giữ tư thế giúp bạn thấy thoải mái. Sau 15 -20 giây, thở ra, nhẹ nhàng thả chân và ngực xuống đất. Thả mắt cá chân và thư giãn.

Lưu ý: Không thực hành tư thế này nếu bị huyết áp cao hay thấp, thoái vị đĩa đệm, chấn thương cổ, đau lưng, đau đầu, đau nửa đầu hoặc phẫu thuật bụng gần đây hoặc đang mang thai.

8. Tư thế yoga bánh xe

Yoga banh xe

Tư thế này là rất tốt để kéo dãn cột sống và thư giãn các cơ bắp của lưng. Hơn nữa nó giúp thư giãn tâm trí và làm cho nó căng thẳng.

Cách thực hiện

  • Bắt đầu tư thế này bằng cách nằm thẳng trên thảm tập
  • Gập đầu gối và đưa chân lại gần hông, lòng bàn chân áp trên mặt đất.
  • Đưa đầu gối bên trái chạm vào mặt đất (đầu gối phải và đùi đặt nghỉ ngơi trên đầu gối trái và đùi).
  • Đồng thời, quay đầu sang bên phải và nhìn vào lòng bàn tay phải. Hãy chắc chắn rằng bả vai chạm vào mặt đất.
  • Trong khi đó tạo thể cho bả vai nâng lên khỏi mặt đất
  • Cảm thấy căng ở đùi, bẹn, cánh tay, cổ, bụng và lưng khi bạn giữ tư thế. Với mỗi hơi thở ra, thư giãn sâu.
  • Sau một vài phút, từ từ quay đầu lại về trung tâm, và duỗi thẳng phần thân và chân.

Lưu ý:  Tránh tư thế này nếu có bất kỳ tổn thương nào về cột sống.

9. Tư thế yoga cái kẹp

Yoga cai kep

Đây là  tư thế yoga giúp máu chảy vào mặt giúp da mặt hồng hào, và giúp các chức năng dạ dày tốt hơn, tăng cường cơ bắp đùi, thư giãn lưng và cánh tay.

Cách thực hiện

  • Ngồi với đôi chân nằm dài trên sàn nhà. Tiếp theo giữ ngón chân cái của bàn chân bằng ngón tay trỏ và ngón cái.
  • Thở ra và từ từ uốn cong phần thân trên về phía trước và cố gắng chạm vào trán vào đầu gối.
  • Điều quan trọng là khuỷu tay nên chạm vào sàn nhà và không hít vào khi đang gập xuống
  • Giữ vị trí này trong năm tiếng đếm và hít vào khi nâng người trở lại vị trí ngồi ban đầu.

Lưu ý: Nếu đang bị đau lưng hay cột sống, không thực hiện tư thế này. Ngoài ra nếu , không thể chạm được trán vào đầu gối hãy giữ gần nhất có thể và khuyệnt ập dần dần cho dến khi đạt được tư thế chuẩn.

10. Tư thế yoga biến thể vặn mình

Yoga van nguoi

Tư thế yoga này được thiết kế đặc biệt để tăng công suất của phổi, do đó có thể hít vào và giữ nhiều oxy. Đồng thời giúp nới lỏng cột sống, làm giảm đau lưng và khó chịu ở lưng.

Cách thực hiện

  • Ngồi với chân duỗi thẳng trước mặt, khép đôi chân lại với nhau và thẳng cột sống.
  • Gập chân trái của bạn và đặt lòng bàn chân trái ngay bên cạnh hông phải (tùy chọn, bạn có thể giữ thẳng chân trái của bạn).
  • Đặt chân chân phải trên đầu gối trái và đặt tay trái lên đầu gối phải và tay phải  đặt phía sau.
  • Vặn ở thắt lưng, vai và cổ xoay sang bên phải và nhìn qua vai phải. Giữ và duy trì hơi thở dài nhẹ nhàng.
  • Để trở lại vị trí bắt đầu, tiếp tục thở ra, thả tay phải đầu tiên (Mặt phía sau bạn), thả eo, sau đó ngực, cuối cùng cổ và ngồi thoải mái.
  • Lặp lại cho bên còn lại. Thở ra, trở về phía trước và thư giãn.

Lưu ý: Nếu bị chấn thương lưng, chỉ thực hiện động tác này khi được huấn luyện viên cho phép.

Ngoài ra, một vài phút thực hành thiền thường xuyên cũng đóng vai trò tuyệt vời giúp làm giảm căng thẳng cho tâm trí và cơ thể. Điều thú vị là, căng thẳng là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường, hầu hết các bệnh nhân tiểu đường bị mất tự tin và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thiền định có thể giúp khôi phục lại mức độ tự tin giúp bạn có được sức mạnh để chống lại căn bệnh và sống tốt hơn. Ngoài ra, Thèm đồ ngọt là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, thường xuyên thực hành thiền định có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn rất tốt.

Tham khảo thêm: 9 tư thế yoga trị mất ngủ cho giấc ngủ sâu và ngon hơn

Còn chờ gì mà không áp dụng ngay Top 10 tư thế yoga giúp kiểm soát và phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả nào!

Thuc pham dinh duong