Trẻ biếng ăn chậm tăng cân và 10 mẹo hay các mẹ có biết?

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân chắc chắn không phải trường hợp xa lạ gì với các Mẹ khi chăm sóc con yêu. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ biếng ăn, nhưng bé ăn gì và ăn như thế nào cũng ảnh hưởng một phần.

Các mẹ luôn đau đầu vì sao mình đã thực hiện đủ mọi cách nhưng cân nặng bé vẫn không cải thiện mấy. Các mẹ hãy chú ý hơn trong lúc chế biến cho bé ăn.

Để giải quyết vấn đề trên, KhoeDep.vn sẽ cùng mẹ tìm hiểu 10 mẹo hay dưới đây nhé!

1. Hạn chế cho bé ăn nhiều thịt nạc

Han che cho be an nhieu thit nac
Cần đa dạng thực đơn, cho bé ăn quá nhiều thịt nạc bé sẽ mau ngán

Thịt nạc mặc dù chứa nhiều sắt ở dạng dễ hấp thu, nhưng nếu thịt nạc không được nhai kỹ và nhuyễn trước khi vào dạ dày sẽ gặp tình trạng kém hấp thu.

Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ. Các mẹ thường nghĩ sắt chứa nhiều trong các loại thịt đỏ nên cho các bé ăn rất nhiều loại thịt này. Tuy nhiên, mẹ không biết mặc dù chúng rất bổ dưỡng nhưng nếu không đa dạng thực đơn bé sẽ dễ bị ngán. Hơn nữa, với các bé nhỏ, việc nhai nhuyễn thịt nạc để dễ hấp thu là rất khó.

Mẹ có thể thay thế thịt nạc bằng thịt gia cầm, trứng, sữa, các loại đậu… Những loại thực phẩm này giúp bé tránh khỏi tình trạng chán ăn và cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

2. Hạn chế chất đạm

Han che an nhieu chat dam
Hạn chế ăn nhiều chất đạm, quá nhiều đạm làm bé rối loạn tiêu hóa

Tiêu thụ chất gì quá nhiều đều không tốt. Chất đạm có trong thịt, trứng, sữa,… đều xuất hiện trong thực đơn mẹ chuẩn bị cho bé, nhưng nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến nguy cơ trẻ biếng ăn tăng cao.

Xem thêm: Danh sách các thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ thiên nhiên

3. Sử dụng lượng dầu vừa phải khi nấu ăn

Su dung dau khi nau an cho be
Sử dụng ít dầu khi nấu ăn cho bé

Đối với các bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ sẽ bổ sung dầu ăn vào thực đơn ăn dặm của bé để bổ sung thêm các chất béo cho cơ thể bé.

Các axit béo có trong dầu ăn làm nhiệm vụ dẫn và hòa tan các vitamin, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ các vitamin quan trọng trong cơ thể như A, D, E, K… Nó giúp hoàn thiện cấu trúc như mô não và một số hóc-môn quan trọng khác, cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là Omega-3 cho não bộ trẻ. Một chế độ ăn thiếu chất béo có thể khiến trẻ khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân.

4. Bổ sung vitamin bằng thực phẩm

Bo sung vitamin cua be
Bổ sung vitamin cho bé qua các loại thực phẩm

Hàm lượng vitamin và chất xơ trong các loại rau xanh, hoa quả rất nhiều. Vì thế, khi bé thiếu chất các mẹ nên bổ sung cho bé qua các loại thực phẩm chứ không nên dùng các loại sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp.

Để các bé không cảm thấy ngán khi ăn, mẹ nên kết hợp thực đơn giữa các loại rau củ quả, càng đa dạng, càng nhiều màu sắc sẽ kích thích bé ăn ngon hơn. Nếu mẹ nào khéo tay một chút có thể làm cho con các món ăn có nhiều màu sắc, hình dạng để bé cảm thấy muốn ăn.

5. Hạn chế dùng cà rốt

Han che cho be an nhieu ca rot
Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé thiếu máu, biếng ăn,…

Cà rốt là một thực phẩm chứa nhiều vitamin, rất dễ thực hiện các món ăn với chúng. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, việc cho bé hấp thụ quá nhiều cà rốt sẽ khiến bé bị thiếu máu, vàng da, biếng ăn, bần thần và khó ngủ. Ngoài ra, bé còn bị giật mình khi ngủ, khóc đêm,…

Lượng cà rốt hợp lý mẹ nên cho bé ăn là 2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30-50gr.

6. Cho ăn đầy đủ khi bé ốm

Cho be an day du khi om
Cho bé ăn đầy đủ khi ốm, không nên ép bé ăn quá nhiều

Khi bé ốm là lúc bé cảm thấy đắng miệng và không muốn ăn. Mẹ đừng ép bé phải ăn nhiều, hãy cho bé ăn những thứ bé thích và kết hợp với cháo dinh dưỡng để cải thiện tình hình bệnh cho bé.

7. Nước hầm xương

Nuoc ham xuong
Chỉ nước hầm xương vẫn chưa đủ, hãy bổ sung thêm các loại thịt hoặc rau củ xay cho bé

Các mẹ thường dùng nước hầm xương để nấu cháo hoặc súp cho bé. Tuy nhiên cách này không mang lại nhiều nguồn dinh dưỡng cho bé. Nước hầm xương sẽ làm cho nước ngọt hơn chứ không mang lại giá trị dinh dưỡng nào. Vì thế các mẹ khi nấu cháo cần bổ sung thêm thịt băm, rau củ quả… để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bữa ăn của bé.

8. Nước hoa quả

Cho be uong luong vua phai nuoc ep hoa qua
Cho bé uống vừa phải nước ép hoa quả

Nước hoa quả mẹ nên cho bé uống tối đa là 100-200ml nước hoa quả mỗi ngày. Với các bé ăn dặm thì nước lọc là loại nước tốt nhất cho bé.

Không nên cho bé uống quá nhiều nước hoa quả để bổ sung vitamin, việc này không những bổ sung được dinh dưỡng cho bé mà còn có thể bị phản tác dụng.

9. Không nên xay nhuyễn thức ăn

Khong nen xay nhuyen thuc an
Hãy hạn chế dần việc xay nhuyễn thức ăn để bé có thể tập nhai và tránh hiện tượng biếng ăn

Mẹ thường xay nhuyễn tất cả các loại thức ăn trong máy xay để chế biến cho bé. Tuy nhiên mẹ nên hạn chế việc này vì có thể vô tình khiến bé không biết cách nhai, luôn nuốt thức ăn và gây ra tình trạng biếng ăn. Hãy tập cho bé tự xúc ăn và nhai để hoàn thiện khả năng ăn uống của mình hơn.

10. Bánh mì trắng là một sự lựa chọn tốt

Ngoài chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, bánh mì còn có sắt và các loại vitamin B tốt cho sức khỏe. Cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân sử dụng bánh mì trắng sẽ rất tốt cho bé.

 Trên đây là những mẹo hay cho mẹ giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Các mẹ hãy căn cứ và áp dụng vào thực đơn cho bé nhé! Chúc các bé hay ăn chóng lớn.