8 điều bạn không nên làm tại phòng tập gym hiếm người để ý

Khi tập thể hình bạn cần phải để ý nhiều điều để có kết quả tốt nhất. Hãy xem ngay 8 điều bạn không nên làm tại gym và tránh ngay khi tập thể hình nhé.

Có phải bạn thường ngồi bệt xuống giữa các ván bài tập chân khó hoặc tiêu tốn nhiều thời gian vào lướt điện thoại trong suốt buổi tập. Hãy ngừng ngay thói quen này. Hãy kiểm tra ngay những hướng dẫn 8 điều bạn không nên làm tại gym ngay nhé.

Mỗi khi đi tập tại phòng gym, những gì bạn nên nhớ trong đầu cực kỳ đơn giản: Tập đúng động tác, luyện tập thông minh và tập trung 100% vào từng bài tập. Tuy nhiên, danh sách những gì bạn không nên làm có thể sẽ khá dài đó. Những lời khuyên như “Không được cong lưng” hay “Không được khóa chặt hai tay” là những lời khuyên phổ biến từ những huấn luận viên giỏi, nhưng có lẽ có nhiều điểm không khớp với từng động tác cụ thể.

Để phát huy hết công xuất luyện tập ; phải chú ý 8 điều bạn không nên làm tại gym ngay các bạn nhé!

2Không bao giờ nghỉ càng nhiều càng tốt trong suốt buổi tập chân

Không nên nghỉ quá lâu giữa các bài tập chân

Bạn vừa mới hoàn thành 1 ván các động tác gập chân cực khó và ý nghĩ hiện tại giờ chỉ là ngồi xuống và nghỉ giữa các hiệp mà thôi. OK, bạn có thể nghỉ 1-2 giây, tuyệt đối không được hơn vì việc giữa các lần tập quá lâu trong 1 ngày tập chân thật sự sẽ cho tác dụng ngược lại khả năng hồi phục. Đi vòng quanh sẽ giúp giải phóng các phân tử (ví dụ hydrogen ions) của quá trình luyện tập cao độ (gây ra mỏi cơ) và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu bạn ngồi xuống ghế tập hoặc không quan tâm đứng dậy khỏi máy tập, bạn chắc chắn đang giảm đi lượng máu tuần hoàn tới các cơ. Máu sẽ giúp giải phóng các phân tử chuyển hóa, vì vậy việc hạn chế lưu lượng máu làm bạn tiêu tốn nhiều thời gian hơn để hồi phục và sẵn sàng cho ván tập kế tiếp. Nói cách khác, nếu ngồi nghỉ nhiều giữa các tất cả các bài tập chân, nói đơn giản là bạn sẽ ít phục hồi hơn.

Hãy hít thở đều, nhưng cố gắng tiếp tục tập chân để hồi phục nhanh và tốt hơn!

3Không bao giờ sao chép 1 bài tập ai đó đang tập một cách mù quáng

Không sao chép bài người khác tập

Bạn có biết khi ai đó bị nhiễm virus và mọi người sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh thế nào không? Điều này có thể xảy ra với bài tập sai kỹ thuật. Một anh tập thứ gì đó sai, và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thấy nhiều người khác tập y chang tư thế sai đó.

Bạn cần biết là anh nào to nhất tại phòng gym của bạn tập 1 động tác thì không có nghĩa là anh ta đang tập đúng. Quan sát là cách tốt nhất để bắt đầu khi học những động tác mới, nhưng đó chỉ mới là bước khởi đầu. Để thật sự biết được dáng tập đúng cho từng động tác mới, hãy xem ngay các bài tập thể hình đúng cách cho nam nhất. Ngoài ra, khi tập luyện bạn cần 1 huấn luyện viên hay 1 người hướng dẫn am hiểu nhiều để trợ giúp khi cần.

4Không dùng 1 tấm tập thăng bằng khi tập các bài xây dựng cơ

Không nên dùng tấm thăng bằng khi tập cơ

Những tấm tập thăng bằng đã khá phổ biến với những huấn luyện viên cách đây khoảng 1 thập kỷ. Cân bằng cơ thể và tập 1 động tác đồng thời thật sự khó hơn nhiều cả bài đẩy tạ, nhưng nếu mục đích của bạn là xây dựng sức mạnh hoặc xây dựng cơ, giữ thăng bằng không phải là 1 lựa chọn tối ưu. Đơn giản là bạn phải loại bỏ đi khá nhiều mức tạ nặng khi phải tập trên 1 bề mặt phẳng không cố định và bạn sẽ không đạt cùng 1 thành quả nếu mục tiêu chính là xây dựng và phát triển kích thước cơ. Nếu bạn muốn luyện tập khả năng giữ thăng bằng và kích thước cơ, tốt nhất là luyện tập từng bài tập riêng biệt.

5Không bao giờ tìm cách để che giấu sự thật bạn không luyện tập chân

Không che giấu khi tập chân

Mỗi khi đi tới phòng tập gym, bạn sẽ để ý thấy 1 vài xu hướng nhất định. Ví dụ, mọi người luyện tập ngực vào thứ 2 và một vài người khác chỉ luyện tập chân trễ vào buổi tối khi mà không ai ở đó thấy mức cân nhẹ như thế nào họ có thể squat. Nếu không có đôi chân săn chắc, hãy ngừng tìm cách để che giấu điểm yếu của mình, giống như mặc quần tập dài hay lừa bịp bản thân khi tập những bài nặng.

Thay vì vậy, hãy nắm lấy điểm yếu của mình và tấn công vào nó thay vì chỉ biết che giấu. Tăng gấp đôi nỗ lực để xây dựng các thớ cơ thay vì suốt ngày chỉ viện cớ hai gối quá yếu. Việc xây dựng 1 cơ thể hoàn hảo không chỉ là xây dựng cơ ngực hay cơ tay. Nếu bạn không thể giành ra 1-2 giờ mỗi tuần tập luyện cật lực cho chân thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nằm trong đội ngũ những người thích tập thể hình với phương châm “không tập luyện, không thành công” (no pain, no gain).

Bạn có thấy bất ngờ với những điều ở trên. Hãy khoan ngẫm nghĩ và xem tiếp 4 điều bạnkhông nên làm tại phòng gym còn lại nhé!

6Không bao giờ lãng phí thời gian ‘vọc’ điện thoại giữa các ván tập

Không nên lãng phí thời gian với điện thoại khi tập

Đây là một hành động khiến những người tập thể hình và các huấn luyện viên lâu năm cảm thấy khó chịu. Nếu xét những giai đoạn trước đây, thời Lý Đức, thần tượng của tôi còn nổi danh khắp năm châu với những tấm huy chương vàng mỗi kỳ vận hội, hầu như chẳng ai có điện thoại để mà mang tới phòng gym để giải trí giữa các ván tập. Không may là với sự phát triển của điện thoại đi động đã tạo ra nhiều khoảng thời gian lãng phí tại phòng gym, cộng thêm cả 1 làn sóng những người tập, cứ sau 1 ván, thường thích nghịch điện thoại.

Nếu bạn đang không theo bài tâp của mình sát sao, hãy đừng đụng tới điện thoại khi tập luyện, tắt chuông và để chế độ rung nếu không cần thiết. Quá dễ để khiến bạn sao nhãng buổi tập vì các ứng dụng mạng xã hội, làm phí đi thời gian nghỉ ngơi hoặc mất tập trung vào buổi tập. Điện thoại cũng làm bạn mất đi sự tương tác và giao tiếp với những người tập thể hình khác vô tình gây cảm giác lạc lõng và buồn chán khi tập luyện tại gym.

7Không bao giờ nhầm lẫn giữa tập luyện chăm chỉ với mức độ tiến triển

Không nhầm lẫn giữa tập luyện chăm chỉ và quá trình phát triển

Tại sao vài người luyện tập chăm chỉ nhưng không bao giờ cảm thấy đang tiến bộ cả? Hầu hết mọi lý do bởi vì nỗ lực chưa đủ không mang lại kết quả bạn mong đợi. Ví dụ, bạn có thể tập động tác gập cơ bắp tay với thanh tạ 11kg trong 60 lần, hoặc bạn có thể dùng thanh tạ 35kg và tập chỉ 8-10 lần. Cả hai cố gắng này đều “khá khó khăn”, và mức tạ nhẹ hơn có thể làm bạn mỏi cơ trong thời gian ngắn tốt hơn, nhưng mức tạ nặng lại tốt hơn cho việc xây dựng cơ và càng dễ hơn rất nhiều để gia tăng sự tiến bộ và quy trình tập luyện. Nói tóm lại, việc tập luyện chăm chỉ với 1 mức tạ nhẹ và đều đều không tăng thêm lần tập hay mức tạ sẽ không bao giờ bạn đạt được mức độ tiến triển của mục tiêu tập luyện.

Khi tập đúng tư thế, bạn muốn chọn 1 mức tạ có thể tập 8-12 lần để phát triển múi cơ. Khi mức tạ hiện tại quá dễ, bạn có thể tập từ từ hoặc làm cho tư thế thử thách hơn bằng cách gia tăng thời gian giữ tư thế hoặc cắt giảm thời gian nghỉ ngơi.

8Không bao giờ cảm thấy tự mãn hoặc quá thoải mái, hài lòng

Không nên tự mãn hay tự hài lòng

Chúng ta làm nhiều thứ để giúp cuộc sống thêm thoải mái, nhưng thoải mái ở đây không phải là cách bạn muốn tiếp cận việc luyện tập sức bền hay nói thẳng ra là tập đều đều không tăng không giảm. Bài tập là một môn khoa học và một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là dựa trên 1 khái niệm, “quá tải để phát triển”. Khi bạn tăng thêm mức tạ cho bài tập nằm đẩy tạ, các bó cơ sẽ phản ứng bằng cách phát triển lớn hơn và khỏe hơn. Khi ngừng tăng mức tạ hoặc tăng lần lặp và cảm thấy vừa lòng với 1 lộ trình, cơ thể bạn sẽ không bao giờ có lý do để phát triển thêm nữa. Vì vậy không bao giờ để quy trình tập luyện của bạn ở chế độ đều đều và chán ngắt như vậy.

9Không bao giờ tăng thêm mức tạ trước khi chưa tập đúng tư thế

Không tăng mức tạ khi chưa đúng tư thế

Những người thích đẩy tạ luôn luôn muốn thêm nhiều đĩa tạ vào thanh tạ vì họ cảm thấy đó là 1 dấu hiệu họ đang phát triển cơ mạnh hơn và to hơn. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu đẩy tạ thường bỏ quên tư thế để đẩy nhanh việc tăng mức tạ. Điều này chẳng bao giờ là một ý kiến hay cả mà nó còn đặc biệt nguy hiểm khi tập những bài tập toàn thân như Squat và đẩy tạ.

Việc học các tập động tác gập tạ bắp ta khá dễ, nhưng học cách đẩy tạ sao cho đúng thì không dễ chút nào. Hãy xem những video có độ uy tín cao, tìm một huấn luyện viên chuyên về đẩy tạ, đọc các hướng dẫn kỹ càng, và luyện tập, luyện tập, luyện tập. Hãy chỉ bắt đầu kháng lại sức ỳ để tăng thêm đĩa tạ cho tới khi nào bạn đã tập đúng tư thế – điều này sẽ tâp nên sự khác biệt rất lớn cho quá trình tập luyện của mình.

Đừng quên 8 điều cần ý khi tập tại phòng gym để phát huy cao độ sự thành công của mình nhé!