Tại sao bạn nên tập tư thế yoga cây cầu mỗi ngày?

Tư thế yoga cây cầu giúp cải thiện chứng đau lưng, săn chắc cơ vùng chân, mông. Ngoài ra chúng còn mang lại những lợi ý tuyệt vời cho cơ thể, tập ngay nào!!

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

 Viên Uống Giảm Mỡ Cắt Nét Ultra Ripped - 90 Viên

Khi nhắc đến Yoga, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với tư thế cây cầu. Tư thế này tác động đến vùng mông, bụng. Vậy tập tư thế yoga cây cầu ngày sẽ mang lại cho bạn những lợi ích gì?

Không chỉ giúp săn chắc vùng bụng và mông, tư thế yoga cây cầu (Bridge Pose) còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

9 lí do dưới đây sẽ khiến bạn muốn tập ngay tư thế yoga cây cầu này mỗi ngày

1. Giảm đau lưng

Đau lưng ư? Đừng lo vì bài tập yoga cây cầu này sẽ giúp bạn! Ngồi nhiều khiến cột sống chuyển động kém hiệu quả, cơ hông và cơ bụng yếu đi. Sự tập trung vào cột sống và hệ thống các cơ xung quanh có thể hỗ trợ và tăng cường sức mạnh cho vùng lưng dưới, giúp bạn giảm đau. Đó là những gì mà tư thế yoga cây cầu mang lại.

Duy trì luyện tập trong thời gian dài bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Hơn nữa chúng còn giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chứng đau lưng trong tương lai.

2. Đùi và chân săn chắc hơn

Bạn có muốn sở hữu một vòng 3 săn chắc và to tròn? Tư thế yoga này có thể giúp bạn cải thiện vòng 3 hiệu quả. Không chỉ vậy, chúng còn cải thiện sức khoẻ toàn diện cho cơ thể. Với những người hay bị đau lưng dưới, hông và đầu gối là do cơ mông yếu. Động tác cây cầu trong yoga là một trong những bài tập tốt nhất có thể giúp bạn đạt được mục tiêu sở hữu một cơ mông săn chắc.

3. Hỗ Trợ Chứng Vẹo Cột Sống

Tư thế yoga cây cầu là một trong những bài tập cho cột sống bị vẹo mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên tập. Vẹo cột sống là khi cột sống có một độ cong nhất định, gây ra sự mất cân bằng khi di chuyển các đốt sống và các cơ xung quanh cột sống. Tư thế cây cầu không chỉ tăng cường sức mạnh, mà còn cải thiện cột sống, có thể giảm cơn đau đối với chứng vẹo cột sống.

4. Cải thiện tư thế

Hầu hết chúng ta đều ngồi trong tư thế nghiêng người về phía trước, đồng thời lưng và vai đang khom. Ngồi trong tư thế này cả ngày có thể bạn mắc thêm các triệu chứng như đau đầu, suy nhược cơ bắp, và khiến cho các cơ bắp bị bó buộc trong nhiều giờ.

Tư thế Yoga cây cầu có tác dụng giãn vùng lưng giúp bạn đứng thẳng người, cải thiện tư thế và vóc dáng.

5. Tăng cường bắp chân thay động tác Squat

Squat là một bài tập rất phổ biến và hiệu quả giúp tăng cường bắp chân, vòng 3. Nhưng rất nhiều người không có khả năng thực hiện động tác squat truyền thống do đau lưng, đầu gối hoặc hông.

Động tác cây cầu có thể giúp bạn tăng cường cơ bắp vùng chân mà không gây áp lực lên các khớp xương.

Xem thêm: Squat là gì?

Tu the cay cau

6. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Khi luyện tập tư thế yoga này, tim của bạn được nâng lên cao hơn đầu, giúp tăng sự lưu thông máu, cân bằng nội tiết tố và giải phóng endorphins. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy tâm hồn bình yên, giấc ngủ tốt hơn và tâm trạng được cải thiện hơn.

7. Cải thiện cân bằng 

Luyện tập tư thế cây cầu tác động trên các chuỗi cơ phía sau cơ thể, bao gồm cơ duỗi, cơ mông và gân kheo. Những cơ này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng và lấy lại cân bằng khi chúng ta bị ngã. Ngoài ra, việc tăng cường nhóm cơ này còn giúp bạn cải thiện sự cân bằng khi đứng.

Ngoài ra, nếu bạn là 1 người tập Yoga lâu năm, chắc chắn không thể nào không thêm tư thế này vào chuỗi các bài tập Yoga đốt cháy mỡ bụng cứng đầu nhé.

8. Giảm đau đầu gối và chấn thương

Đau đầu gối có thể là kết quả trực tiếp từ việc mất cân bằng cơ bắp ở hông, đùi và mông cả bên trong và bên ngoài. Tư thế này giúp bạn củng cố các nhóm cơ mà không đè lên trên đầu gối. Việc cân bằng loại cơ này giúp giảm nguy cơ viêm khớp xương đầu gối.

9. Tăng cường hiệu suất tập luyện

Hầu hết các hoạt động thể chất – bao gồm chạy bộ, chạy đường dài, đạp xe, chạy nước rút và nhảy cao – yêu cầu một cơ mông mạnh. Nhiều người trong số chúng ta không nhận ra mình có cơ mông yếu cho đến khi họ gặp chấn thương khi tập luyện. Tư thế này có thể tăng cường các chuỗi cơ sau, giúp giảm thiểu thương tích và cải thiện hiệu suất thể thao khi tập luyện.

Cách thực hiện tư thế yoga cây cầu:

  • Nằm ngửa trên thảm tập, hay tay xuôi theo người, đầu gối co lại, lòng bàn chân chạm đất.
  • Từ từ nâng hông của bạn lên, tay bạn có thể nắm lại dưới hông, hoặc có thể giữ xuôi như bạn đầu.
  • Giữ tư thế trong 10-15s sau đó hạ người về tư thế bắt đầu
  • Thực hiện tư thế 10-20 lần

Không chỉ giúp săn chắc cơ, giảm đau lưng, giảm mỡ bụng, tư thế Yoga cây cầu mang rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

9 lí do bên trên có đủ thôi thúc bạn tập tư thế Yoga cây cầu chưa nào!?

Thuc pham dinh duong